Sữa tắm rôm sảy LANA 100g
Được pha chế từ dược liệu thảo mộc, trái khổ qua tươi, Sữa tắm sảy Lana có tác dụng chắc chắn trong điều trị và ngăn ngừa rôm sảy ở trẻ em. Sữa tắm sảy Lana còn có tác dụng diệt khuẩn, giúp sát trùng nhẹ, ngăn ngừa các bệnh ngoài da và nhất là ngăn ngừa rôm sảy trong mùa nắng nóng. Dùng sữa tắm sảy Lana thường xuyên ngăn ngừa và trị rôm sảy, giúp làn da của trẻ thật sạch, thật mềm và mịn mát.
Cách dùng: Xối nước toàn thân, bóp sữa tắm sảy LANA ra tay, xoa và chà đều khắp trên da (không cần dùng xà bông thơm). Dùng khăn xoa rửa với nước. Tắm lại bằng nước sạch. Lau khô. Có thể tắm với nước ấm. Mỗi ngày tắm 1-2 lần, liên tục 3-4 ngày sẽ hết rôm sảy.
Lưu ý: không sửa dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Tránh tiếp xúc với mắt.
Mẹo trị rôm sảy cho bé bằng cây nhà lá vườn
Mùa hè đến, nhiều bà mẹ đau đầu vì trẻ nhỏ bị rôm sảy mà không biết phải chữa thế nào để nhanh khỏi. Với những nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên có trong nhà các mẹ hoàn toàn yên tâm và điều trị rôm sảy tận gốc cho bé yêu của mình.
1. Lá khế
Khế có vị chua, có tác dụng tán nhiệt giải độc,được dùng để lợi tiểu, chữa trị các loại mụn nhọt, mề đay, ngứa do dị ứng…Vì thế nên nhiều bà mẹ áp dụng mẹo trị rôm sảy cho bé bằng cách tắm nước lá khế.
Để làm một nồi tắm nước lá khế rất đơn giản, các bạn có thể lấy một nắm lá khế, tách bỏ các phần gân xương thừa của lá sau đó rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối. Sau khi sôi khoảng 5 phút thì bỏ bã và chắt nước ra chậu lớn pha cùng với nước lạnh theo tỉ lệ vừa phải để nước đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho bé tắm. Với cách này, các mẹ thực hiện liên tục từ 3-4 này sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt, làn da của em bé sẽ thoát khỏi những đốm mụn rôm chi chít đáng ghét.
2. Lá dâu tằm
Do lá dâu tằm có tác dụng tản nhiệt, nên đối với các bé bị rôm sảy nó là một loại lá tắm rất tốt để trị bệnh, ít gây kích ứng da.
Lá dâu tằm sau khi đem về, các mẹ nên ngâm với nước muối rồi rửa sạch để loại bỏ những thành phần bụi bẩn. Tiếp đó mẹ cho tất cả lá vào trong một túi vải lớn bỏ vào nồi đổ đầy nước. Đợi nước sôi chúng ta tắt bếp để tầm 15 phút cho nước chuyển thành dạng ấm hoặc pha loãng với lạnh rồi tắm cho bé. Thực hiện liên tục từ 3-5 ngày, nó sẽ ngăn chặn các mụn rôm mới mọc lên và xóa đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé thoải mái vui chơi.
3. Lá chè xanh
Người Việt Nam chúng ta chắc không ai còn xa lạ với trà xanh và nước trà xanh, thế nhưng các thành phần tuyệt vời với sức khỏe con người có trong lá trà xanh lại ít người biết đến. Theo các nghiên cứu đã cho thấy trong lá trà xanh có chứa hàm lượng rất cao hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Do đó ông bà ta ngày xưa hay dùng lá chè xanh để chữa rôm sảy cho con.
Để làm nước tắm trà xanh khá đơn giản, rửa sạch lá trà xanh, vò nát và trộn chung với một chút muối hãm qua một lần nước ban đầu rồi bỏ nước đi. Sau đó, đổ lần nước thứ hai vào nồi và đun sôi. Đợi hỗn hợp nguội dần thì các mẹ dùng khăn mềm sạch tẩm với nước lần 2 này để lau nhẹ nhàng và rửa những chỗ bị rôm sảy, hoặc tắm trực tiếp cho bé.
Lưu ý: nên dùng lá còn tươi không khô héo và không dùng trà khô thay thế, phải mua được lá từ địa chỉ tin cậy đề phòng thuốc trừ sâu hoặc các chất độc hại khác có thể gây tổn thương cho làn da của bé.
Lưu ý khi dùng lá tắm cho bé
Dù dùng bất kì loại lá nào để tắm cho bé cha mẹ cũng phải đảm bảo phải ngâm rửa nước muối hoặc thuốc tím thật sạch trước khi xay, giã hoặc đun nấu. Bởi các loại lá này chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây hại, thậm chí là thuốc trừ sâu trên mặt lá. Hơn nữa, một số loại lá còn có lông tơ, có thể gây kích ứng da của con.
- Cần tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng trước vì các loại lá này không thể hòa tan chất nhờn trên da, chúng chỉ có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên.
- Sau khi tắm xong, cha mẹ a nên tráng lại bằng nước ấm cho con để rửa trôi lượng bột của lá có thể còn đọng lại trên da bé, gây nhiễm khuẩn..
- Không thêm quá nhiều muối hay chanh vào nước tắm của con, điều này có thể làm bé bị xót, dễ làm kích ứng da của con hơn. Cũng không được đun nước lá quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da con, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng.
- Không tắm nước lá cho con khi da con có dấu hiệu bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng. Bởi khi da đã trong tình trạng này thì da đã mất lớp màng bảo vệ, việc tắm lá dù đã qua đun nấu vẫn có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên và có thể gây những biến chứng không ngờ.
- Tắm lá là một trong những mẹo trị rôm sảy cho bé rất hiệu quả mà ông bà ta đã truyền lại. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng việc chuẩn bị để nấu một nồi lá tắm cho con là một công việc tốn khá nhiều thời gian cũng như công sức, hơn thế nữa không phải cha mẹ nào cũng tìm được những địa chỉ tin cậy để mua được đầy đủ các loại lá tắm.
Thêm đánh giá