Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn, phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.
Với dây chuyền thiết bị hiện đại, bản quyền công nghệ của Mỹ và châu Âu, nhà máy đã sản xuất được phân DAP (chữ viết tắt của chất hóa học có tên Diamonium phosphate, công thức hóa học là (NH4)2HPO4) từ nguồn nguyên liệu chính là quặng Apatite Lào Cai, DAP có hàm lượng dinh dưỡng tổng số ở mức ≥ 61% trong đó có 16% là Nitơ và 45% P2O5 là lân nguyên chất.
DAP hay còn gọi là Diamino phosphate, là một loại phân tổng hợp trong đó hàm lượng Nitrogen (N) 18% và P2O5 chiếm 46%; Tức là trong 100kg phân DAP có chứa 18kg đạm nguyên chât và 46kg lân nguyên chất. Trong đó từng thành phần dinh dưỡng của đạm, lân, kali cần dùng lượng khác nhau cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Thành phần dinh dưỡng chính:
- Đạm (N): 18 % tối thiểu.
- Lân (P2O5): 46 % tối thiểu.
- Độ ẩm: 2.5 % tối đa.
- Kích cỡ hạt: 1.0 - 4.0 mm 90% tối thiểu.
- Màu sắc: Xanh, Nâu, đen…
- Cách dùng: Dùng làm phân bón gốc cho các loại cây trồng.
- Khối lượng tịnh: 50 kg.
- Hàng được đóng trong bao PE bên trong và bao PP bên ngoài.
Một số đặc tính của phân DAP:
DAP được sản xuất từ quặng Apatit, Amoniac và axít, đây là loại phân có 2 thành phần, 18% đạm và 46% lân, nếu chỉ xét về hàm lượng của lân dễ tiêu thì 1kg DAP có giá trị bằng 2,8kg supe lân hoặc lân nung chảy. Điều đặc biệt, DAP là loại phân trung tính và tất cả lân trong DAP đều tan nhanh trong nước nên cây rất dễ hấp thu, mang lại hiệu quả rõ rệt và có thể bón lót cũng như bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên tất cả các chân đất khác nhau.
Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh, trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp…
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại…
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây, kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía.
TVC giới thiệu sử dụng phân DAP cho cây trồng
Do vậy nếu chỉ sử dụng DAP để bón thì chưa đủ, song nếu sử dụng NPK cần phải chọn loại NPK có hàm lượng đạm, lân, kali có hàm lượng phù hợp với từng giai đoạn của cây nếu không sẽ rất lãng phí.
DAP mang lại hiệu quả tốt nhất cho sản lượng cây trồng, đạt hiệu quả kinh tế, năng suất tốt cho người nông dân mùa bội thu.
Thêm đánh giá