Có trăm ngàn thứ ngon ngoài kia nhưng ngon nhất vẫn là mâm cơm gia đình nơi có chén nước mắm đậm đà như tình yêu thương của người thân mong chờ! Giờ đây cũng như phở, nước mắm đã nổi danh trong giới ẩm thực quốc tế. Nhiều nhà phê bình nghệ thuật công nhận nước mắm là món "Quốc hồn, quốc túy" của người Việt. Chỉ là thứ gia vị đơn sơ mộc mạc lại trở thành biểu tượng quốc dân của Việt Nam cũng đủ cho ta thấy nước mắm chứa đựng sức mạnh mẽ đến nhường nào.
Trong mâm cơm của người Việt bao giờ cũng phải có một chén nước mắm để món ăn thêm đậm đà, gia đình thêm gắn kết. Đây là thói quen của nhiều gia đình duy trì qua bao thế hệ suốt hàng nghìn năm nay. Nước mắm vừa là gia vị nêm nếm, vừa là món ăn, vừa là một thứ thực phẩm chức năng giúp bổ sung dinh dưỡng cho người Việt, thậm chí, trong một số trường hợp, nước mắm còn là dược liệu để trị bệnh và tăng cường sức khỏe cho con người.
Nhớ những ngày xưa, thời còn gian khó, nhà nào cũng có một hũ nước mắm để dành trong bếp. Bát cơm trắng độn khoai, rau dại bữa có bữa không, chan thêm chút xíu nước mắm ăn cùng. Bữa cơm nhà nghèo đơn giản vậy thôi nhưng ngon đến lạ lùng. Hương vị này chỉ có thứ nước mắm truyền thống làm từ cá ngon và muối sạch mới gây được thôi, nước mắm công nghiệp hóa chất giả tạo làm sao có thể sánh được.
Nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt khác với ẩm thực của các nước khác, thậm chí, có người còn cho rằng nước mắm là thứ có thể làm biến đổi món ăn của tha nhân thành món ăn Việt. Giá trị của nước mắm vì thế trở nên độc nhất vô nhị trong nghệ thuật ẩm thực nói riêng, trong sức sống mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam nói chung. Sau này đôi chân của chúng ta đi khắp nơi, xa hơn cả đường biên giới hình chữ S này, thưởng thức đủ thứ món ngon muôn hình vạn trạng trên thế giới nhưng chẳng thể thay thế được vị mắm xưa. Cái chất mặn mòi, ngọt bùi ấy đã được khái quát lớn hơn thành hồn quê, hồn nước, hồn dân tộc. Ở nơi xứ xa, ngửi thấy mùi nước mắm thoảng trong không khí thôi cũng đủ làm cay khóe mắt rồi.
Nước mắm thường được làm từ các loại cá biển nhỏ được khai thác như cá nục, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá dảnh… nhưng cá cơm sẽ luôn cho ra dòng mắm cốt có độ đạm cao và thơm ngon nhất. Từ cá cơm tươi kết hợp với cá nục theo kinh nghiệm truyền thống, ủ với muối hạt tinh trong thùng gỗ Bời Lời, đặt dưới nhà tôn kín, theo phương pháp truyền thống, sau 18-24 tháng, lên men tự nhiên, những dòng nước cốt ban đầu, nguyên chất, không pha, được rút nỏ, nhỉ ra từng giọt sóng sánh, mùi thơm dịu, đỏ tươi màu hổ phách, đậm đà hậu vị được đóng chai tạo nên nước mắm Lê Gia.
Sau khi rút nước cốt, lượng đạm còn lại trong thùng được kéo rút qua hệ thống liên thùng long để tạo thành nước mắm Cá cơm cho dòng nước mắm giá mềm mang tên - Nước mắm Cá cơm, đậm đà mùi vị truyền thống, thích hợp với nhu cầu kho nấu của bà nội trợ.
Chi tiết sản phẩm
- Thích hợp làm gia vị hoặc kho nấu.
- Nguồn nguyên liệu (cá cơm, muối) được chọn lựa kỹ lưỡng. Chượp được ủ trong thùng gỗ bời lời, trong nhà tôn kín, lên men hoàn toàn tự nhiên với thời gian từ 18-24 tháng, được kéo cho ra nước mắm cao đạm và thơm ngon khác biệt.
- Nước mắm có độ đạm tổng và tỷ lệ đạm acid amin tự nhiên cao, tỷ lệ đạm amoniac (đạm thối) thấp; không bị ure và hóa chất độc hại.
- Vitamin và khoáng chất trong nước mắm sẽ được lưu giữ khi thêm nước mắm lúc canh/rau đã chín.
- Sản phẩm được đóng chai nhựa PET, an toàn vệ sinh thực phẩm, chai được thiết kế tiện ích cho người sử dụng.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
- Hàm lượng đạm nitơ toàn phần >= 15gN/l.
- Hàm lượng đạm Acid Amin >40% so với đạm tổng
- Vitamin B1, B2, B12, PP, vi khoáng và hơn 17 loại axit amin thiết yếu
- Không có: Coliforms, Clostridium perfringens, Echerichia Coli,Staphylococcus aureus
- Loại chai: Chai nhựa
- Đơn vị tính: 650ml
- Độ đạm: > 15gN/l (Độ đạm tự nhiên)
- Dung tích: 650ml/chai; thùng: 18chai/thùng, Can 2L, Can 5L
Chi tiêu cảm quan:
- Màu sắc: Đỏ tươi màu nâu cánh gián.
- Mùi: Mùi thơm nhẹ, đặc trưng của nước mắm truyền thống nguyên chất, không có mùi lạ.
- Vị: Vị ngọt của đạm tự nhiên – đạm amin, có hậu vị.
Lưu ý khi sử dụng: Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời, đậy nắp kín sau khi sử dụng.
Việc kết tinh muối có thể xảy ra và nước mắm có thể chuyển màu sậm hơn sau khi mở nắp sử dụng. Đấy là điều tự nhiên của dòng nước mắm truyền thống nguyên chất, không ảnh hưởng đến chất lượng. Để hạn chế điều này, bạn nên mua lượng mắm vừa đủ dùng và đậy nắp kín sau khi sử dụng.
Phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp
Cùng là nước mắm nhưng do quy trình chế biến, sản xuất khác nhau nên dễ hiểu khi chúng ta có thể dễ dàng nhận biết nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp qua 6 yếu tố cơ bản sau:
- Thành phần: Thành phần của nước mắm truyền thống chỉ bao gồm cá và muối. Còn thành phần của nước mắm công nghiệp chỉ có cốt mắm cá với một lượng nhỏ, nước và trộn thêm hơn chục chất điều vị, tạo màu, chất bảo quản, chất điều chỉnh độ chua, tạo sánh...Như vậy nước mắm truyền thống là sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, nó khác với nước mắm công nghiệp bản chất là sự phối trộn của nước hóa chất.
- Mùi hương: Nước mắm truyền thông khi ngửi sẽ có mùi mặn tự nhiên của cá ướp muối, nhưng ngậy và dịu. Một số loại nước mắm có mùi nồng là do phương pháp muối đánh khuấy - cho muối nhiều lần hoặc do loại cá địa phương dùng có mùi nặng. Nước mắm công nghiệp dùng hương liệu tạo mùi nên khi ngửi sẽ thấy rất giả, không thơm như nước mắm truyền thống.
- Vị: Nước mắm truyền thống có vị mặn, đằm nhưng ngọt ở hậu vị. Đây là vị mặn đậm đà và vị ngọt tự nhiên của đạm axit amin cao trong nước mắm.
- Nước mắm công nghiệp có vị ngọt lợ của đường hóa học và điều vị. Vị ngọt đó tan nhanh nơi đầu lưỡi và không có hậu vị. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất còn thêm một số thành phần khác như đường công nghiệp, chất điều chỉnh vị axit để đem lại vị chua nhẹ cho nước mắm, hương cá tổng hợp (có thể là hương cá hồi).
- Màu sắc: Tùy vào từng loại cá và phương pháp chế biến mà nước mắm công nghiệp sẽ có màu vàng nâu hoặc cánh gián, trong như hổ phách, để lâu sẽ ngả màu. Nước mắm công nghiệp cho dùng hóa chất tạo màu nên màu sắc rất nhợt nhạt và không có hiện tượng ngả màu
- Độ đạm: Nước mắm truyền thống độ đạm chỉ từ 20 - 30 gN/l, cao nhất cùng chỉ khoảng 40 độ đạm. Nước mắm công nghiệp có độ đạm cao do trong quá trình sản xuất đã thêm vào một lượng lớn đạm tổng hợp.
TVC giới thiệu nước mắm truyền thống Lê Gia
Đặc sản nước mắm cốt nguyên chất Lê Gia được làm từ phương pháp ủ chượp thủ công truyền thống tại làng mắm từ lâu đời. Trải qua nhiều năm thăng trầm vất vả, cùng với quy trình sản xuất nước mắm cốt nghiêm ngặt từ khâu chọn cá, đến việc xử lý ủ chượp… cho ra thành phẩm hoàn hảo từ hương vị cho đến chất lượng. Lê Gia tự tin mang đến cho bạn sản phẩm nước mắm truyền thống ngon sạch, an toàn.
Thêm đánh giá