Video giới thiệu Khăn lụa thêu tay Mây Silk
Vải lụa tơ tằm nhuộm màu tự nhiên của Mây Silk là những gam màu thanh thuần, hài hòa, sống động của tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, nói không với màu nhuộm tổng hợp, chỉ sử dụng màu nhuộm được nấu thủ công từ cỏ cây hoa lá, kết hợp với kỹ thuật nhuộm màu thủ công được thực hiện bởi những nghệ nhận nhuộm màu giàu kinh nghiệm, đảm bảo độ đều màu và bền màu theo tiêu chuẩn quốc tế.
Khăn lụa thêu tay nhuộm màu tự nhiên được làm từ Dòng vải dệt độc quyền của Mây Silk, sử dụng 100% tơ tằm Bảo Lộc cao cấp, mật độ se sợi cao, không bai dão, không rạn trong quá trình sử dụng.
Khăn lụa thêu hoa mai nhuộm tự nhiên màu vàng được làm từ dòng vải dệt độc quyền của MÂY SILK, được dệt từ 100% sợi tơ tằm Bảo Lộc cao cấp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, được nhuộm màu tự nhiên công phu hàng nghìn giờ lao động, không bai dão, không rạn trong quá trình sử dụng.
Đã từ lâu hoa mai đã được mọi người chiêm ngưỡng, tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao. Mỗi khi hoa mai nở rộ là mỗi lúc lòng người hớn hở nao nao, là dấu hiệu mùa xuân đang về.
Hoa mai và ngày xuân là một biểu tượng không thể thiếu cho phần lớn các sắc dân cư ngụ trong vùng Á Châu. Khi nói đến ngày xuân, người ta liên tưởng đến ngày đầu năm, thật vậy, ngày Tết Nguyên Đán mà thiếu vắng bóng dáng hoa mai là một điều thiếu sót lớn mà mọi người trong chúng ta đều mặc nhiên công nhận.
Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.
Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.
Với ý nghĩa cao đẹp, Khăn lụa thêu tay hoa mai MÂY SILK với thiết kế đậm dấu ấn và tinh thần của Người Việt trên chất liệu vải lụa tơ tằm dệt độc quyền nhuộm màu tự nhiên công phu vô cùng quý giá được các Tập đoàn, Ngân hàng lớn lựa chọn để làm quà tặng đối tác, quà tặng khách nước ngoài, quà tặng ngoại giao, khăn cũng là món quà tặng ấm áp gửi tặng mẹ, quà tặng sếp nữ cao cấp.
Sự khác biệt của khăn lụa thêu tay nhuộm màu tự nhiên của Mây Silk
Được làm từ Dòng vải dệt độc quyền của Mây Silk, sử dụng 100% tơ tằm Bảo Lộc cao cấp, mật độ se sợi cao, không bai dão, không rạn trong quá trình sử dụng. Vải lụa tơ tằm nhuộm tự nhiên của Mây Silk là những gam màu thanh thuần, hài hòa, sống động của tự nhiên.
Mang tới Thời trang An lành cho người tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường, nói không với màu nhuộm tổng hợp, chỉ sử dụng màu nhuộm được nấu thủ công từ cỏ cây hoa lá, kết hợp với kỹ thuật nhuộm màu thủ công được thực hiện bởi những nghệ nhận nhuộm màu giàu kinh nghiệm, đảm bảo độ đều màu và bền màu theo tiêu chuẩn quốc tế.
• Khăn lụa thêu tay của Mây Silk được các nghệ nhân thêu tay hàng đầu Việt Nam thực hiện. Kỹ thuật thêu chi tiết với nét thêu nhỏ, mịn, chắc bền theo năm tháng, màu thêu cao cấp không phai màu theo thời gian.
• • Thiết kế tinh tế, tối giản, các họa tiết thêu tay được thiết kế độc quyền bởi Mây Silk.
• Mây Silk kiên định phụng sự cho sự nghiệp xây dựng lối sống xanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt, tôn vinh giá trị tự nhiên và nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Hướng tới tầm nhìn trở thành thương hiệu lụa tơ tằm nhuộm màu tự nhiên hàng đầu Việt Nam, tạo nên tên tuổi Lụa Sạch Thuần Việt trên bản đồ tơ lụa thế giới.
Hướng dẫn sử dụng lụa tự nhiên của Mây Silk
• Giặt khô là hơi nhẹ nhàng
• Giặt tay nhẹ nhàng với sữa tắm, xà bông hoặc dầu gội đầu từ thiên nhiên
• Hãy phơi lụa tơ tằm ở nơi râm mát
• Không ngâm, không giặt với chất tẩy rửa công nghiệp
• Lụa tơ tằm cần sự nâng niu và trân quý, hãy yêu thương em ấy nhé
Quy trình sản xuất lụa tơ tằm Việt Nam
Lụa tơ tằm Việt Nam óng ả, mềm mại và sang trọng. Nhưng để có được những thước lụa đó là cả một quy trình với hàng chục công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối, dẫu ngày nay có sự hỗ trợ của máy móc, vẫn gắn liền với bàn tay lao động thủ công cần mẫn, và kinh nghiệm truyền nối bao đời của những người thợ làm nghề.
Quy trình sản xuất lụa tơ tằm bao gồm các công đoạn chính: Trồng dâu, nuôi tằm, đóng kén, ươm tơ, se sợi dệt lụa, nhuộm màu.
Trồng dâu
“Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh lúa tốt vấn vương tơ tằm”
Lụa tơ tằm Việt Nam là sản phẩm từ giống tằm ăn lá dâu, nên trồng dâu chính là khâu đầu tiên trong nghề tơ lụa. Tằm chỉ khỏe và đạt năng suất, cho chất lượng tơ tốt khi được ăn lá dâu sạch. Dâu già, nhiều nước, nhiều đạm, non so với tuổi…. đều có thể khiến tằm phát dục không đều, dễ nhiễm bệnh, kén mỏng…
Nên người trồng cây phải chọn đất trồng phù hợp với giống cây, chất đất màu mỡ, đảm bảo thoát nước tốt, không ô nhiễm, tránh xa khu vực có các nhà máy, hóa chất. Dâu cần được trồng riêng, không xen kẽ với lúa, rau màu, thuốc lá, ớt… hay cây trồng khác; trồng với mật độ thích hợp, được chăm bón cân đối, chống nấm và sâu bệnh theo cách thuận tự nhiên, và hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu.
Nuôi tằm
“Tằm em ăn rỗi hôm nay
Hái dâu em bận suốt ngày hôm qua”
Nuôi tằm là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất tơ lụa. Sản phẩm đầu ra của quy trình nuôi tằm vừa là nguồn giống trực tiếp cho người nông dân, vừa là nguyên liệu đầu vào của nghề ươm tơ, dệt lụa.
Tằm vốn mẫn cảm với điều kiện môi trường, nên nơi nuôi tằm phải thoáng mát, yên tĩnh, không có mùi khó chịu, có mành che chống ruồi nhặng, được khử trùng tiêu độc, lại cần điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, và ánh sáng hợp lý, dụng cụ nuôi tằm cũng phải vệ sinh sạch sẽ.
Vòng đời trung bình của một con tằm từ khi nở đến lúc nhả tơ vào khoảng 23 – 25 ngày, và trải qua 4 lần lột xác. Mỗi lần lột xác, tằm được tính thêm 1 tuổi. Tằm ăn rả rích suốt ngày đêm, khoảng 6-16 bữa tùy theo độ trưởng thành. Tuy nhiên vào thời điểm trước khi lột xác khoảng 2 ngày của mỗi giai đoạn tằm ngừng ăn (hay còn gọi là tằm ngủ).
Lá dâu cho tằm ăn phải hái vào lúc trời mát, không được hái khi có mưa có, sương ướt. Lá úa vàng, bẩn, ướt, nhiễm bệnh, dập nát đều không dùng được. Lá phải được hái đúng theo độ tuổi của tằm: Tằm con tuổi 1 đến 3 ăn lá dâu non nhiều đạm, mềm mại, ít xơ, thái nhỏ như sợi thuốc lào; tằm tuổi 4 ăn lá dâu bánh tẻ, màu xanh đậm; tằm tuổi 5 cần lá dâu già hơn, nhiều xơ hơn.
Người nuôi tằm liên tục “ăn cơm đứng” chính vào lúc tằm ở tuổi 5 – tuổi tằm ăn nhanh và khỏe nhất. Vào lúc này, trong nhà nuôi tằm lúc nào cũng nghe tiếng rì rào của hàng trăm răng tằm đang nghiến vào lá dâu.
Cùng với việc đảm bảo đủ lá dâu cho tằm “ăn rỗi”, người nuôi tằm cũng thường xuyên phải thay phân san tằm đảm bảo vệ sinh, lại cần phải để ý phun thuốc vào lá dâu cho tằm ăn để chống bệnh, rồi phòng trừ kiến, ruồi nhặng, thằn lằn…
Đóng kén
“Con tằm ăn lá dâu xanh
Nhả ra sợi trắng, mong manh sợi vàng”
Tằm tuổi 5 được ăn lá dâu đầy đủ, sau 6-8 ngày thì chín, ngừng ăn lá dâu, có xu hướng bò đi tìm nơi thích hợp để làm tổ. Tằm chín mình trơn, da mỏng, căng bóng, có màu hơi vàng. Khi ít nhất 1/3 cơ thể con tằm có màu trong suốt là thời điểm tằm đã sẵn sàng để đóng kén.
Người nuôi phải chuẩn bị né sạch, đến khi tằm chín vàng, thì nhanh tay bắt tằm lên né, tránh tằm đóng kén dính vào nhau. Rồi đem né đi “hong nắng” và “sưng sấy” sao cho kén khô, thơm, để khi ươm tơ kén không bị tan, cho ra sợi tơ óng ả.
Tằm nhả tơ từ ngoài vào trong, đầu tiên là vài vòng tơ thô bao bọc bên ngoài để định hình tổ kén. Đều đặn trong vòng bốn ngày liên tiếp, con tằm xoay cơ thể theo chuyển động hình số 8 khoảng 300 ngàn lần liên tục, nhả thành sợi tơ dài 800-1000m, quấn quanh mình tạo thành kén, rồi hóa nhộng.
Lúc này người nuôi tằm gỡ kén, lựa chọn riêng một số kén to để làm giống cho lứa sau; loại bỏ kén bẩn, mỏng, thối, thủng đầu; chuyển kén đạt chuẩn đi ươm tơ.
Ươm tơ
“Con tằm vương khắp đó đây
Cõng từng giọt nắng đổ đầy nong tơ”
Ươm tơ chính là việc kéo sợi tơ từ kén thành sợi tơ tằm. Toàn bộ kén đã đóng phải ươm hết trong khoảng 5 ngày, vì nếu chậm thì tằm sẽ biến thành con ngài cắn kén chui ra. Như vậy sợi tơ sẽ bị đứt, không ươm được thành tơ dệt lụa nữa, chỉ có thể kéo thành sợi đũi thô hơn, cũng mất công nhiều hơn.
Để ươm tơ thì đầu tiên cần thả kén vào nước sôi và đảo đều để kén mềm và bong áo kén ra ngoài, thì mới tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ. Người ươm kéo rút khoảng 10 sợi tơ từ 10 cái kén, chập lại thành 1 sợi tơ, quấn sợi tơ ấy vào con suốt chuyên dụng. Tiếp đó, tơ được chạy vào guồng tròn, cuộn thành các vò tơ sống, rồi mang ra phơi nắng.
Dệt lụa
“Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh
Gửi những yêu thương tay em dệt lụa”
Kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam là phối hợp, pha trộn các loại sợi dọc và ngang, và người thợ khi dệt phải dùng tay đưa, chân dận cùng lúc, như thi sĩ Hồ Xuân Hương đã tả:
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc
Một suốt đâm ngang thích thích mau
Tơ nõn đã ươm xong sẽ được se với nhau theo cách xoắn và số lượng sợi không giống nhau, cho ra các loại tơ tằm với tên gọi và chất lượng khác nhau. Những loại tơ này kết hợp với các kiểu dệt từ đôi bàn tay tinh tế và sự sáng tạo không ngừng của người dân Việt Nam, đã tạo ra các loại vải lụa đa dạng về chất lượng và đặc tính:
“Làm ra đủ các thứ hàng
Hàng đơn, hàng kép dọc ngang tinh tường
Lượt, là, lĩnh, lụa, xuyến, lương
Đoạn, vân, gấm, vóc, sa, băng, kỳ cầu.”
Nhuộm màu cho vải lụa
Lụa dệt xong chỉ có màu trắng ngà hay vàng mỡ gà của tơ tằm, được gọi là lụa mộc. Lụa mộc khá thô, cứng nên trước khi nhuộm cần ngâm trong nước nóng để làm sạch hết lớp keo bám trên lụa, công đoạn này gọi là chuội tơ.
Theo cách thức thủ công truyền thống, lụa đã chuội xong được ngâm trong trong dung dịch nhuộm làm từ các nguyên liệu tự nhiên (như củ nâu, hạt rành rành, than, cánh kiến, mặc nưa…) từ 2-3 ngày. Rồi đem xả, nhuộm màu, phơi khô, nhuộm lại lần thứ hai, thứ ba… để ra đúng màu sắc như ý muốn. Để vải lụa trở nên đẹp và bắt mắt hơn, lụa mộc được xử lý màu theo các bí quyết riêng của mỗi người thợ nhuộm để tạo lụa đơn sắc, đa sắc hoặc có hoa văn đẹp mắt.
Công nghệ và màu nhuộm hiện đại ngày nay có thể rút ngắn thời gian và công đoạn nhuộm màu cho lụa, cho ra những họa tiết, sắc màu lạ, rực rỡ và phong phú hơn. Tuy nhiên, kĩ thuật nhuộm màu thủ công vẫn được đánh giá cao bởi tính mộc mạc, an toàn của nguyên liệu và đặc biệt là giá trị truyền thống không gì có thể thay thế được.
Kể ra quy trình sản xuất lụa tơ tằm, mới biết “nghề chơi cũng lắm công phu”. Vẻ đẹp óng ả, mượt mà, sang quý của mỗi tấm lụa tơ tằm Việt Nam chính là kết tinh cả đời “rút ruột nhả tơ” của những chú tằm và biết bao tâm huyết, công sức, thời gian, nỗi nhọc nhằn của những người làm nghề. Thật đáng trân quý biết bao nhiêu!
Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:
✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán
✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.
✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!
✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!
✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.
✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.
✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.
✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.
Thêm đánh giá