Thật không quá khó để có thể tìm thấy sản phẩm dưa chuột bao tử dầm dấm ở các cửa hàng, siêu thị hay các quán tạp hóa. Mặc dù là món ăn yêu thích của rất nhiều người, đươc sử dụng khá thường xuyên, tuy nhiên, có vẻ như người tiêu dùng ít để ý đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, mặc dù điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm.
Xuất xứ sản phẩm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất và đóng hộp sản phẩm dưa chuột bao tử dầm dấm, tuy nhiên, các sản phẩm của Tổng công ty rau quả, nông sản hiện đang chiếm ưu thế hơn và được công nhận về vệ sinh an toàn.
Dưa chuột bao tử được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, trải qua rất nhiều bước khác nhau trước khi thành sản phảm hoàn thiện đưa ra thị trường, mỗi quy trình đều tuân thủ theo các tiêu chuẩn riêng đảm bảo sản phẩm chất lượng.
Các bước trong quy trình sản xuất dưa chuột bao tử ngâm dấm
Các sản phẩm mà người dùng thường thấy trên thị trường chính là các sản phẩm đã được hoàn thiện, nghĩa là trước đó đã trải qua một quy trình rất dài đê sản xuất, sơ chế, chế biến, để làm sao tất cả sản phẩm khi đến tay người sử dụng luôn đạt chất lượng cao nhất. Một quy trình sản xuất dưa chuột bao tử dầm dấm của Tổng công ty rau quả, nông sản thông thường sẽ phải trải qua 13 bước.
Bước 1 : Chuẩn bị nguyên liệu
Đây chắc chắn là khâu không thể bỏ qua. Ở giai đoạn này dưa chuột bao tử sẽ được phân chia và lựa chọn, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ phải đáp ứng các yêu cầu như quả tươi tốt, nguyên vẹn, không được cong vẹo, màu săc tự nhiên không có màu la. Quả phải đồng đều với chiều dài tối đa là 70mm, đường kính là 17mm tối đa. Những quả không đạt chuẩn sẽ bị loại bỏ. Dưa được bảo quản tố đa không quá 24 giờ trong kho.
Bước 2 : Ngâm sát trùng
Dưa chuột bao tử dù được trồng và chăm sóc đúng kĩ thuật cũng không thể tránh được các vi sinh vật bám trên bề mặt, tuy không gây hại cho quả những có thể ảnh hưởng đến người dùng. Do đó để tiêu diệt các vi sinh vật này, dưa sẽ được ngâm trong nước muối có nồng độ 3% đến 5% trong khoảng thời gian 20 phút đến 30 phút.
Bước 3 : Rửa dưa chuột bao tử đãm ngâm sát trùng
Sau thời gian ngâm trong nước muối, dưa chuột sẽ được rửa để loại bỏ tạp chất và vi sinh vật bám trên quả. Để đảm bảo quả an toàn nhất cho người sử dụng.
Bước 4 : Chà gai dưa
Khác với các loại dưa chuột thông thường, dưa chuột bao tử có phần gai nhiều hơn đáng kể. Trong quá trình rửa ở trên, số gai này không thể hết hoàn toàn được, nên ở bước 4 này sẽ có thiết bị chuyên dùng để chà gai, loại bỏ hết phần gai bên ngoài để hạn chế rụng gai trong thành phẩm.
Bước 5 : Rửa sạch
Sau khi chà gai xong, dưa bao tử sẽ được rửa sạch một lần nữa nhằm loại bỏ hoàn toàn lượng tạp chất bám trên quả dưa.
Bước 6 : Chuẩn bị nguyên phụ liệu
Đối với sản phẩm dưa chuột bao tử dầm dấm nguyên phụ liệu đóng vai tròn rất quan trọng trong độ thơm ngon của thành phẩm. Các nguyên phụ liệu như ớt, tỏi củ cũng được chọn lựa và sơ chế rất cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng.
Bước 7 : Chuẩn bị dung dịch dấm
Đun sôi đường và muối đã được hòa tan trong nước nóng. Vì acid acetic dễ bay hơi nên chỉ pha vào nước giấm ngay trước khi rót vào hộp. Nước dầm giấm cần đun nóng và lọc kỹ qua lớp vải dày. Thành phần của dung dịch giấm (so với khối lượng sản phẩm): Đường saccarose: 2 – 5%; Muối: 1,5 – 2%; Acid acetic: 0,4 – 0,6%.
Bước 8 : Xếp hộp
Các nguyên phụ liệu như tỏi và ớt sẽ được xếp dưới đáy (2%-3% khối lượng), dưa bao tử sau khi sử lý sẽ được xếp lên trên nguyên phụ liệu (50%-55% khối lượng).Công đoạn này hoàn toàn được làm thủ công, nên yêu cầu môi trường vệ sinh rất nghiêm ngặt.
Bước 9 : Rót nước dấm
Để tạo độ châm không, dấm sẽ được rót ở nhiệt độ 80*C, rót sao cho mực nước dấm cách miệng lọ 5-7mm. Rót phải nhanh và nhẹ để tránh tạo bọt khí. Sau dó kiểm tra lại khối lượng dưa trong hộp để xác định lượng đường , muối hay dấm để bổ sung thêm.
Bước 10 : Bài khí và ghép nắp
Bài khí chân không 0.8-0.86atm. Tiến hành ghép mĩ chân không để ghép kín hộp đã được nang nhiệt từ các giai đoạn trước.
Bước 11 : Thanh trùng
Sau khi ghép nắp, dù đã hoàn tất nhưng sản phẩm lúc này vẫn phải trải bước thanh trùng nữa. Nhiệt độ thanh trùng được chọn bất kì trong khoảng 80 – 1000C. Thanh trùng trong nước có sử dụng áp suất đối kháng.
Bước 12 : Làm nguội và bảo ôn
Sản phẩm sẽ được làm nguội ngay sau khi thanh trùng từ các thiết bị trong quá trình thanh trùng. Sau khi làm nguội sẽ được đưa vào kho để bảo ôn, trong giai đoạn 15 ngày bảo ôn sẽ phát hiện và loại trừ các sản phẩm hư hỏng ( nếu có )
Bước 13 : Hoàn thiện sản phẩm
Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tạo thàn phẩm. Các công ty sẽ dán nhãn, và tiến hành đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
Thêm đánh giá