Truyền máu là nhận máu hoặc nhận các chế phẩm máu được hiến từ người khác, bao gồm hồng cầu lắng, tiểu cầu hoặc huyết tương, máu được lưu trữ trong một túi nhựa và máu được truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Việc truyền máu không gây đau nhưng bệnh nhân có thể hơi khó chịu vì kim được gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Mỗi đơn vị máu thường được truyền hơn 2 đến 4 giờ.
Sản phẩm thiết bị y tế không thể nào thiếu được chính là dây truyền máu Terumo, giúp cho việc truyền máu vào cơ thể, đảm bảo được mọi yếu tố tốt nhất trong y học, giúp sự truyền máu để giúp bệnh nhân sớm được ổn định bệnh.
Đặc điểm:
- Chất liệu tương thích cao với thành phần máu.
- Màng lọc tiêu chuẩn chất lượng cao, kích thước lỗ lọc phù hợp.
Tại sao bệnh nhân cần truyền máu?
Máu và các chế phẩm máu được dùng để thay thế cho lượng máu đã mất và điều chỉnh những bất thường trong máu mà không giải pháp nào khác có thể thay thế được.
Những lý do thông thường để truyền máu gồm:
- Mất máu trầm trọng do tai nạn hoặc phẫu thuật
- Bệnh thiếu máu
- Chảy máu hay các rối loạn đông máu.
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh và các rối loạn máu.
Truyền máu là gì?
Truyền máu là một hoạt động nhận máu hoặc các chế phẩm máu bao gồm hồng cầu lắng, tiểu cầu và huyết tương từ người khác để lưu trữ lại trong túi nhựa và truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay của người nhận. Hoạt động truyền máu không gây cảm giác đau đớn nhưng có thể sẽ khiến người nhận khó chịu một chút, mỗi đơn vị máu thường sẽ được truyền trong khoảng từ 2 - 4 giờ.
An toàn truyền máu là một quy trình khép kín với nhiều giai đoạn từ tìm người hiến máu, thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ máu và phân phối... cuối cùng mới đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu trên cơ thể người nhận.
Hiện nay, máu và các chế phẩm của máu được sử dụng rất rộng rãi trong trị liệu nội khoa, ngoại khoa, sản, nhi khoa và các chuyên khoa khác với mục tiêu bồi hoàn thể tích tuần hoàn máu và thành phần thiếu của máu hoặc để giúp bệnh nhân hồi sức khi dùng thuốc hóa trị có ảnh hưởng đến tủy xương. Đặc biệt, trong sản khoa, sản phụ bị chảy máu trong quá trình chuyển dạ và khi sinh là một biến chứng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời và hồi sức tốt thì có thể gây tử vong nhanh chóng cho sản phụ.
Cần truyền máu khi nào
Máu và các chế phẩm máu từ người hiến sẽ được sử dụng để thay thế cho lượng máu đã mất ở người nhận và điều chỉnh những bất thường trong máu mà không có bất kỳ giải pháp nào có thể thay thế được.
Bệnh nhân cần phải truyền máu trong trường hợp:
- Bị mất máu trầm trọng do phẫu thuật hoặc do tai nạn
- Mắc bệnh thiếu máu, chảy máu hay rối loạn đông máu
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý và các rối loạn máu.
Những bước cần thực hiện để đảm bảo máu được an toàn?
Tất cả những đơn vị máu được cung cấp bởi Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. Máu được hiến bởi những người tự nguyện. Trước khi hiến máu, những người cho máu phải trả lời những câu hỏi chi tiết để đảm bảo người hiến máu có sức khỏe tốt và loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nếu người hiến máu có bất cứ yếu tố nguy cơ gây bệnh nào thì không được phép hiến máu.
Mỗi đơn vị máu đều được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua máu, ví dụ:
- Viêm gan siêu vi B
- Viêm gan siêu vi C
- HIV 1 & 2
- Bệnh giang mai
- HTLV 1&2
Lợi ích và nguy cơ của việc truyền máu như thế nào?
- Điều quan trọng là những nguy cơ khi không truyền đủ máu sẽ cao hơn nguy cơ rất thấp khi truyền máu và máu chỉ được truyền khi những lợi ích lớn hơn nguy cơ.
- Những nguy cơ nghiêm trọng của việc truyền máu, mặc dù hiếm, bao gồm phản ứng truyền máu hoặc lây những bệnh truyền nhiễm. Những nguy cơ này được giảm thiểu khi có sự sàng lọc cẩn thận người hiến máu, xét nghiệm máu và xử lý máu.
Để truyền máu, máu của người cho phải phù hợp với máu của người nhận do mỗi người đều có nhóm máu khác nhau. Ngoài ra, trước khi truyền máu, tại giường bệnh, nhân viên y tế sẽ kiểm tra chéo thông tin bệnh nhân và thông tin đơn vị máu để xác định đúng bệnh nhân và nhóm máu trước khi thực hiện. Đó là lý do vì sao điều dưỡng, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nêu tên và ngày tháng năm sinh trước khi lấy mẫu máu và trước khi truyền máu.
Trước khi tiến hành truyền máu, bác sĩ sẽ giải thích với bệnh nhân bị mất máu và truyền máu vì sao phải truyền máu, tuy nhiên, sự lựa chọn của bệnh nhân trong trường hợp này có thể sẽ bị hạn chế vì nếu từ chối truyền máu sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng.
Thêm đánh giá