Suy giảm chức năng gan là hệ quả của việc gan bị quá tải do làm việc quá mức dẫn tới những chất độc không được lọc và đào thải ra ngoài. Do vậy, việc thanh lọc và thải độc lá gan là việc làm vô cùng cần thiết để có 1 cơ thể khỏe mạnh. Cà gai leo được cả Đông y và giới y học hiện đại nghiên cứu và công nhận những tác dụng trong việc phòng và trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh gan.
Cây cà gai leo (còn có tên gọi khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm) được biết đến với rất nhiều cái tên như cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm… nhưng ít ai biết đến với cái tên Solanum procumbens. Đây là loài thực vật họ Solanaceae, phân bố ở các vùng đồi núi thấp của Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc… và được coi là thảo dược quý hỗ trợ chữa bệnh gan tốt nhất hiện nay.
Trong thân và rễ cây cà gai leo chứa nhiều tinh bột và các hoạt chất khác như alkaloid, glucoalkaloid… có tác dụng hỗ trợ phòng chống các tác nhân gây ra các bệnh lý trên gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao, ngăn chặn và hỗ trợ làm âm tính các virus gây viêm gan. Thảo dược này rất tốt cho người suy giảm chức năng gan và những người thường xuyên tiếp xúc với bia rượu.
Thông tin sản phẩm
- Trà túi lọc Cà Gai Leo Cà Phê - Hộp 250g
- Trà túi lọc Cà Gai Leo Cà phê gồm có Cà Gai Leo là thành phần chính, Cà phê và Cỏ ngọt.
- Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty CP nông nghiệp CNC Thăng Long – đơn vị có quy mô trồng dược liệu rất lớn tại Chương Mỹ, Hà Nội.
- Nhà máy sản xuất cao cấp theo quy trình công nghệ tiên tiến, khép kín, đầy đủ giấy tờ pháp lý hợp lệ. Trà túi lọc Cà Gai Leo Cà Phê hương vị mới lạ, hấp dẫn hơn.
- Bao bì sang trọng rất thích hợp dùng trong gia đình, ở cơ quan hoặc làm quà biếu người thân bạn bè.
- Trà túi lọc Cà Gai Leo Cà Phê lựa chọn mới hấp dẫn hơn cho người yêu thích trà, cà phê đấy ạ.
- Cách sử dụng rất đơn giản: Cho túi lọc Trà Cà Gai Leo Cà Phê 5g vào ly, rót 150 - 200ml nước sôi 80 - 100 độ c vào ly, để 5-10 phút sau đó dùng dây chỉ nhấc lên 2-3 lần là có thể thưởng thức trà.
- Lưu ý: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em không nên sử dụng sản phẩm này Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
- Xuất xứ: Chương Mỹ, Hà Nội
- Hạn sử dụng: 2 năm tính từ ngày sản xuất
- Sản phẩm được đóng gói đảm bảo vệ sinh.
- Đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
- Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản dưới 30 độ C, nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Số XNQC: 00489/2018/XNQC.
Công dụng
- Giải độc, mát gan đẩy các chất độc có trong thực phẩm bẩn ra ngoài cơ thể, hạn chế tổn thương tế bào gab do rượu bia, giải rượu mạnh..
- Hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, viêm gan B, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn, vàng da, mệt mỏi, làm tiêu mỡ trong gan và trong máu.
- Phòng ngừa và kiềm hãm sự phát triển của xơ gan, ung thư gan, làm tăng miễn dịch, tăng cường chức năng và bảo vệ tế bào gan.
- Cà gai leo lành tính không có tác dụng phụ.
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng uống thay nước, thay trà hàng ngày.
- Dạng túi lọc rất dễ sử dụng.
Cà gai leo có tác dụng
Tác dụng của cà gai leo trong hỗ trợ điều trị bệnh về gan
Cà gai leo chữa bệnh gì? Tác dụng không thể bỏ qua khi nói đến cà gai leo chính là cà gai leo giúp phòng và trị bệnh gan. Các bài thuốc dân gian đã dùng rễ và thân của cây cà gai leo để chữa bệnh gan, gan yếu, mẩn ngứa. Không chỉ có vậy, cà gai leo còn được sử dụng để thanh lọc và giải độc cơ thể.
Y học hiện đại cũng chứng minh cà gai leo rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh về gan. Theo các nghiên cứu, rễ của loại thảo dược này có chứa tinh bột và nhiều hoạt chất như ancaloit, glycoancaloit… Những chất này có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan. Không những vậy, những hoạt chất này còn giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh.
Bài thuốc dành cho những người mắc bệnh gan từ cây cà gai leo như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30g cà gai leo.
- 10g cây mật nhân.
- 30g cây xạ đen.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, bạn đem rửa sạch rồi hãm với khoảng 1,5 lít nước và cho sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút là được. Cuối cùng, chắt nước uống trong ngày để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Hoặc bạn chỉ cần dùng 40g cà gai leo hãm nước sôi hoặc sắc uống cũng có tác dụng tương tự.
Cà gai leo có tác dụng ức chế một số loại ung thư
Theo các nghiên cứu y học, dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Không những vậy, nó còn có tác dụng chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan.
Theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố, dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa. Hơn nữa, dịch chiết này cũng được chứng minh có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), tế bào ung thư cổ tử cung…. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế được gen gây ung thư do virus.
Cà gai leo tốt cho những người bị thấp khớp
Một trong những công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua của cà gai leo là chống viêm, tốt cho những người mắc bệnh thấp khớp. Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh solamin A (bào chế từ rễ cà gai leo, rễ khúc khắc và rễ ngưu tất) và solamin B (bào chế từ thân lá cà gai leo và rễ ngưu tất) có tác dụng giảm đau, chống viêm rõ rệt trên lâm sàng.
Theo Đông y, solamin có tính bình, thích hợp với những người bệnh thấp khớp ở thể nhiệt.
Bài thuốc chữa phong thấp từ cà gai leo:
- Dùng các loại rễ thảo dược: cà gai leo, xấu hổ, thổ phục linh, cỏ xước, kê huyết đằng, cỏ tranh, mỗi loại 6g sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Hoặc dùng rễ cà gai leo, rễ cỏ xước, dây đau xương, kê huyết đằng, rễ tầm xuân, mỗi loại 20g rồi sắc nước uống.
- Áp dụng bài thuốc đúng cách đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
TVC giới thiệu Cà Gai Leo Sadu
Những lưu ý khi sử dụng
Cà gai leo là loại thảo dược quen thuộc và mang lại những tác dụng trị bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, để có được hiệu quả như mong muốn, bạn cần chú ý những điều sau:
- Cần sử dụng cây cà gai leo đúng liều lượng, tránh lạm dụng, để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.
- Loại cây này không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bởi trong thành phần cà gai leo có một số chất không tốt cho trẻ em. Do cơ thể của trẻ còn chưa hoàn thiện hoàn toàn, không thích nghi được với một số dược chất. Nếu cố sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này.
- Không nên ngâm chung với rượu khi dùng cà gai leo trị viêm gan B. Bởi chất cồn sẽ gây tác động không tốt đến sức đề kháng của cơ thể.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai cũng là đối tượng không nên uống nước cà gai leo.
- Trong quá trình sử dụng, nếu người bệnh đang dùng thuốc tây thì tốt nhất nên uống cách ít nhất 2 tiếng.
- Nên mua cà gai leo tại các cơ sở uy tín, đã được nhiều người sử dụng để đảm bảo chất lượng.
- Cà gai leo khi dùng làm dược liệu thường dùng rễ và cành lá. Để bảo quản được lâu, sau khi thu hoạch đem rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi hay sấy khô. Hoặc có thể sử dụng dược liệu tươi để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Thông thường, chúng ta có thể sử dụng khoảng 16–20g cà gai leo ở dạng thuốc sắc uống một ngày. Tuy nhiên, liều dùng của cà gai leo khác nhau với từng bệnh cũng như thể trạng người bệnh. Vì thế, cách tốt nhất khi dùng thảo dược này cũng như các chiết xuất từ nó là tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết liều dùng thích hợp, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
- Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng làm thuốc, nên lưu ý cà gai leo có hai loại: cà gai leo hoa trắng, dây nhỏ là loại được dùng làm thuốc. Còn loại gai leo có hoa tím, dây lớn thì ít dùng.
- Ngoài ra, cần lưu ý những người phụ nữ mang thai không dùng cà gai leo.
Thêm đánh giá