Món bánh tráng đã trở thành một món ăn không thể nào thiếu trong thế giới ẩm thực của người Việt Nam. Nhưng ít ai biết được rằng Bình Định là cái nôi của món bánh tráng huyền thoại này. Ở tại đây cũng vô cùng nổi tiếng với món bánh tráng nước dừa Tam Quan – Bình Định.
Từ lâu, bánh tráng nước dừa được xem như một đặc sản nổi tiếng của đất Bình Định, và đặc biệt chỉ ở Tam Quan mới có. Khách phương xa đến thăm quê hương Bình Định thường tìm mua đem về làm quà cho người thân. Bánh tráng được xếp lại thành từng chồng 20 bánh rồi dùng dây chuối buộc lại hình chữ thập gọi là “Ràng”.
Khác với loại bánh tráng hủ tiếu, bánh tráng gạo pha mè hạt từng nổi tiếng ở Bình Đình, bánh tráng nước dừa có bề mặt lớn bằng chiếc mâm thau, cộm lên những xác cơm dừa và mè hạt. Loại bánh tráng nước dừa chỉ dùng để nướng ăn cho vui miệng. Vì bánh quá dày không thể nhúng nước ăn được như các loại bánh khác.
Bạn đã từng nghe câu ca dao:
“Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa tam quan”
Câu ca dao đã đi vào lòng người từ bao thế hệ khi nhắc tới dừa tam quan thuộc huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Ngoài bến tre thì tam quan nổi tiếng có nhiều dừa ở Việt Nam. Cây dừa có mặt trên đất này từ đời nào cả những lão nông trên đất này giờ cũng không biết và họ chỉ biết nó đã gắn bó với họ từ lúc tuổi thơ cho đến khi trưởng thành những cây dừa mọc trong vườn, ngoài ngõ cây nào cây đấy đều to. Cây dừa chính là hình ảnh quê hương Hoài Nhơn từ bao đời nay. Dừa ở đây là giống dừa ta trái to và cùi dừa dày đây là loại dừa rất thích hợp để làm món bánh tráng nước dừa.
Để làm ra một chiếc bánh tráng nước dừa không hề dễ. Đây là một loại bánh đặc biệt dày và thơm ngon cho nên người làm cũng phải bỏ ra nhiều công sức. Chiếc bánh được làm ra phải có mùi thơm đậm đà từ gạo, mè, hành, tiêu và dừa, phải mặn mà hơn so với cách loại bánh thông thường.
Quy trình làm nên chiếc bánh tráng nước dừa mè đen Sachi
Nguyên liệu chuẩn để làm ra bánh tráng dừa bao gồm:
- Nguyên liệu 1: Bột gạo xay
- Nguyên liệu 2: Nước cốt dừa được lấy từ sọ dừa không quá già mà cũng không quá non.
- Nguyên liệu 3: Tiêu hột phải là tiêu đen chưa xay nhuyễn.
- Nguyên liệu 4: Củ hành tím
- Nguyên liệu 5: Gia vị: Muối.
Để làm ra được những chiếc bánh tráng nước dừa không hề dễ những người làm bánh tráng nước dừa ở Bình Định họ thường phải dạy từ sớm để bắt đầu một ngày làm bánh.
Các công đoạn để làm bánh tráng nước dừa của người thợ làm bánh
- Công đoạn đầu tiên là phải nhóm bếp lò. Bếp phải đạt tiêu chuẩn đủ độ nóng thì bánh mới có thể chín được vì bánh dày và nguyên liệu kèm phụ theo cũng khó chín.
- Sau khi nhóm lò xong người thợ làm bánh sẽ chuẩn bị nguyên liệu. Mỗi người một công việc người xoay dừa, người lắng bột, người gọt hành, thái hành. Nguyên liệu sẽ được làm ngay lúc đó để bánh làm ra không bị hôi hay có mùi chua.
- Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong, nguyên liệu sẽ được cho gia vị vừa phải sau đó đánh đều tay để chuẩn bị cho việc tráng bánh.
- Tránh bánh là một công đoạn rất khó đòi hỏi người thợ làm bánh phải có kinh nghiệm và hết sức cẩn thận và tỉ mỉ . Bởi vì cái bánh có tròn đều, độ dày bằng nhau, nhìn có khéo có đẹp hay không là ở bàn tay người tráng bánh. Với những người tráng bánh thì đây là công đoạn khó nhất trong quá trình làm bánh tráng nước dừa.
- Sau khi bánh được tráng xong bắc và bỏ ra phiên. Người thợ ở công đoạn này phải nhanh tay và khéo léo để làm sao cho bánh được thẳng và đẹp mắt. Công đoạn này rất vất vả người thợ làm bánh phải chụi được nóng giỏi.
- Cuối cùng là công đoạn phơi bánh. Đây là công đoạn dễ nhất nhưng cũng khá vất vả vì người làm bánh phải canh trực bánh nếu gặp trời mưa thì bánh hỏng hết công sức bỏ ra coi như công cốc. Những chiếc bánh tráng nước dừa được phơi từ lúc hửng nắng cho đến khi chiều tối. Bánh phải được phơi nắng gắt thì mới được. Nếu không có nắng bánh phải được phơi 2- 3 ngày thì mới khô.
Cách sử dụng và bảo quản bánh tráng nước dừa:
Điểm đặc biệt của bánh tráng nước dừa tam quan là bánh to hơn và được tráng làm lớp dày. Bánh không ăn ngay mà phải nướng. Vì bánh dày nên khi nướng phải lật đều , nướng kỹ và phải nướng bằng lửa than hồng thì bánh mới ngon, những chiếc bánh mới giòn giòn, thơm mùi hành, tiêu , mè, ngòn ngọt của dừa làm khích thích vị giác khiến mọi người cứ muốn ăn mãi không thôi.
Đặc Điểm Của Bánh Tráng Nước Dừa Tam Quan – Bình Định
Bánh tráng là một món ăn phổ biến được làm từ bột gạo và bột mì. Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau mà người ta có cách chế biến và thêm nếm nguyên liệu với tỷ lệ phù hợp. Để có được một chiếc bánh tráng chuẩn và ngon nhất, những người nông dân phải dậy từ sáng sớm để ngâm gạo, xay bột và pha chế bột. Khi đã chuẩn bị phần bột xong, người ta phải tiếp tục đốt lò để đun nước lấy hơi nóng.
Một tấm vải lớn được kéo căng ra để trên miệng nồi làm khuôn bánh. Khi nước sôi, hơi nước sẽ bốc lên nghi ngút, Người ta lấy một gáo nhỏ múc bột đổ lên tấm vải đó sao cho thật mỏng. Khi đã trải bột xong, lấy một chiếc vung để đậy nắp lại. Sau đó, người ta sẽ sử dụng một chiếc đũa cái để vớt bánh ra, đem đi phơi khô để ăn.
Với chiếc bánh tráng, có rất nhiều cách ăn khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Bạn hoàn toàn có thể ăn trực tiếp bánh tráng. Với những ông chú hay chén rượu chén anh, một chiếc bát tiết canh, rắc lên một ít thịt heo và bánh tráng giã nhỏ thì còn gì tuyệt vời hơn bằng.
Khi cuộc sống đã ngày càng phát triển, người ta cũng tạo ra nhiều món ăn cầu kỳ hơn với bánh tráng nướng. Với chiếc bánh tráng rộng và mỏng như vậy, ta có thể thêm nhiều nguyên liệu khác nhau như: Thịt heo xay, giá đỗ, cá gòi, thịt cầy, tôm xào, cua luộc… sau đó cuộn vào rồi chấm với nước mắm. Thật là hấp dẫn.
Với rất nhiều cách chế biến như vậy, nhưng người ta vẫn ưa thích món bánh tráng cuốn nhất. Vẫn là chiếc bánh đa thơm ngon đấy, người ta cắt ra từng mảnh nhỏ để cuốn thịt, bún, chả, tôm... để chiến lên nhúng với giấm cực kỳ đặc biệt.
Vậy tại sao người ta lại gọi là bánh tráng nước dừa, ắt hẳn là có lý do. Dừa ở mảnh đất này được trồng khắp nơi, đặc biệt với những trái dừa to và cơm dày. Người dân ở đây cho biết chỉ có những quả dừa có đặc điểm như vậy thì mới có thể làm bánh tráng nước dừa.
- Điểm đặc biệt của món đặc sản này là cách làm. Gạo sau khi được xay ra thành bột, thì người ta đem trộn cùng với nước cốt dừa và cùi dừa.
- Để bánh tráng thêm hương vị đặc trưng, người ta thêm một ít tiêu bột, ít mè và củ hành tím được cắt lát mỏng, cùng với một ít muối để đem đi tráng trên hơi nước nóng.
- Chỉ cần phơi một ngày là bạn có được những chiếc bánh tráng thơm ngon và béo ngậy mùi dừa Bình Định. Cũng vì có thêm gia vị mà lớp bánh tráng Bình Định thường dày hơn so với những nơi khác.
- Khi gặp lửa than, bánh tráng căng phồng lên, nước dừa cứ ứa ra như lớp mỡ vừa bay mùi thơm vừa béo ngậy. Những ai mới ăn thử lần đầu cứ muốn ăn mãi, ăn hoài.
- Nhiều người còn đem phết lên mặt bánh một lớp mật đường hoặc mạch nha; có người phết một lớp mắm ruốc ngon, ăn càng thấy mặn mà lạ miệng, chất béo cứ ngấm dần xuống tận cổ. Vì bánh quá lớn và quá dày, người ta phải cắt ra thành từng miếng nhỏ, làm đôi, làm ba, hay làm bốn, vừa dễ nướng mà cũng vừa dễ sắp lên đĩa để cấm lấy ăn cho gọn gàng.
Lịch Sử Ra Đời Của Món Bánh Tráng Nước Dừa Tam Quan – Bình Định
Theo như người dân ở đây kể lại, bánh tráng được ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Khi đó đội quân Tây Sơn cần một loại thực phẩm chiến lược để giúp mọi người đi được một quãng đường dài 650km để đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ đó, bánh tráng đã tồn tại với dân tộc Việt Nam đã 2 thế kỷ. Ở bên ngoài Bắc, có nhiều người còn quen gọi với cái tên bánh đa là bởi lúc đánh trận Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn ra Thăng Long mang theo rất nhiều bánh tráng. Khi đó, người ta gọi thực phẩm là “Bánh trận Đống Đa”. Bây giờ rút gọn thành bánh đa.
TVC giới thiệu Bánh tráng Sachi
Đặc sản Bình Định mang thương hiệu Sachi được sản xuất theo hướng an toàn, đảm bảo an tâm khi lựa chọn là sứ mệnh lâu dài của chúng tôi. Quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ dựa trên các tiêu chuẩn khắt khe về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chúng tôi là đơn vị tiên phong trong việc liên kết với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu chuyên cung ứng cho hoạt động sản xuất sản phẩm của đơn vị, đảm bảo việc sử dụng nguyên liệu đầu vào được canh tác theo hướng an toàn với sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện tại, chúng tôi đã và đang xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu gạo nếp Hoài Sơn, mè, dừa Tam Quan.
Thêm đánh giá