Đặc sản Bình Định mang thương hiệu Sachi được sản xuất theo hướng an toàn, đảm bảo an tâm khi lựa chọn là sứ mệnh lâu dài của chúng tôi. Quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ dựa trên các tiêu chuẩn khắt khe về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chúng tôi là đơn vị tiên phong trong việc liên kết với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu chuyên cung ứng cho hoạt động sản xuất sản phẩm của đơn vị, đảm bảo việc sử dụng nguyên liệu đầu vào được canh tác theo hướng an toàn với sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện tại, chúng tôi đã và đang xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu gạo nếp Hoài Sơn, mè, dừa Tam Quan.
Bánh tráng gạo mè là một sản phẩm đặc biệt được làm từ gạo và hạt mè được nướng sẵn do công ty Sachi sản xuất từ những nguồn nguyên liệu thơm ngon nhất với qui trình khép kin luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bánh tráng Gạo mè nướng sẵn Sachi xốp, giòn rụm, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại khép kín, bánh nướng bằng điện vàng đều 2 mặt, bao bì hút chân không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chi tiết sản phẩm
- Thành phần: Gạo, rong biển, ớt, tỏi, hành hương, mè trắng, bột mỳ, muối.
- Công Ty TNHH Sachi Nguyễn: Là đơn vị sản xuất bánh tráng ở Bình Định.
- Đạt chứng nhận ISO 22000: 2018
- Đạt chứng nhận ISO 14001: 2015
- Đạt chứng nhận Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu
- Đạt chứng nhận Sản Phẩm OCOP 4 sao
- Xuất khẩu đến thị trường Mỹ, Canada, Đài Loan…
- Có nguồn nguyên liệu tốt
- Hệ thống máy móc hiện đại
- Kinh nghiệm lâu năm
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- HSD: 6 tháng kể từ ngày sản xuất
- Số lượng: 4 lá / túi, 75gr
- Bánh giòn ngon, nướng sẵn, dùng được ngay
- Bánh được ép chân không nên giữ được độ thơm giòn và xốp của bánh
- Món ăn vặt lý tưởng với hương vị mè.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu gạo nếp Hoài Sơn, mè, dừa Tam Quan Bánh tráng gạo mè là một trong những đặc sản ngon nổi tiếng của Bình Định. Được làm từ những nguyên liệu thơm ngon nhất, với thành phần chính là bột gạo xay hòa lẫn với mè cùng với những gia vị đặc trưng vùng xứ Nẫu sẽ đem tới những trải nghiệm ẩm thực miền quê làm hài lòng khách hàng khó tính nhất. Công ty TNHH Sachi Nguyễn có nhà máy sản xuất bánh tráng ở Bình Định với dây chuyền sản xuất khắp kín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quá trình làm bánh mè
Nói về bánh tráng mè là cả một câu chuyện, để làm ra được bánh tráng mè cũng là cả một quá trình. Đầu tiên là khâu chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu chính thường là bột gạo (ở một số nơi có thể dùng sắn, ngô, đậu xanh… thay thế) Sau đó đem pha lỏng vừa phải với nước. Ngoài ta cần chuẩn bị phụ gia là mè để làm bánh tráng mè.
Khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, ta bắt đầu tráng bánh bằng cách dùng một cái gáo múc bột đổ lên trên một tấm vải được căng sẵn trên một cái miệng nồi to có nước đang sôi bên trong.
Sau đó dùng gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn (tráng bánh), động tác này phải khéo léo, nhanh nhẹn diễn ra chỉ trong vài giây. Sau đó rắc thêm mè lên trên. Bánh chín, dùng một nan tre mỏng hoặc một chiếc ống luồn dưới bánh gỡ ra, trải trên một cái vỉ được đan bằng tre rồi đem phơi nắng.
Sau khi phơi nắng cho khô, bạn có thể bảo quản để sử dụng dần. Đối với bánh tráng mè bạn có thể sử dụng phương pháp chế biến như: đem bánh đi nướng giòn trên than hồng hay nhúng qua nước cho mềm. Những phương pháp này đểu có vị ngon riêng của bánh, nếu bánh quá dày bạn không nên mang đi nhúng nước, khiến bánh khó mềm và khó ăn.
- Có nguồn nguyên liệu tốt: Để làm ra được một chiếc bánh tráng ngon thì quan trọng nhất là việc có nguồn cung cấp nguyên liệu ngon, chất lượng. VD: bột mì, rong biển, bột gạo làm bánh phải là nguồn bột mì đạt chuẩn cao, gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn.
- Hệ thống máy móc hiện đại: Nếu bánh tráng được làm bằng máy, thì công ty sản xuất bánh tráng phải được trang bị các loại máy tân tiến và mới nhất. Để từ đó đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm và đáp ứng số lượng lớn.
- Kinh nghiệm lâu năm: Một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong nghề sẽ biết cách cân đối nguyên vật liệu, sao cho khi chế biến sẽ cho ra lượt bánh ngon với độ dẻo dai vừa phải. Giúp khách hàng thưởng thức được trọn vẹn nhất!
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn công ty sản xuất bánh tráng. Không chỉ cần ngon miệng, mà bánh tráng còn phải được bảo đảm độ an toàn, để khách hàng yên tâm sử dụng mà không bị ảnh hưởng tới sức khoẻ. Công ty sản xuất bánh tráng phải được trang bị các loại máy tân tiến và mới nhất. Để từ đó đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm và đáp ứng số lượng lớn.
Tên gọi “Bánh Tráng” ra đời từ khi nào?
Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam. Sở dĩ có cái tên này là bởi công đoạn tráng bánh thật mỏng. Tại miền Bắc, bánh tráng được gọi là bánh đa. Miền Trung giống miền Nam, gọi là bánh tráng.
Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người ta dùng cả hai từ “Bánh tráng” và “Bánh đa”. Ngoài ra họ còn dùng từ “Bánh khô” để miêu tả loại bánh dùng để nướng. Còn bánh dùng để cuốn hay gói nêm thì được gọi là “Bánh đa nem”.
Thật ra, trước đây miền Bắc cũng gọi từ bánh tráng. Nhưng đến thời Chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh.
Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng nên tiếp tục gọi là bánh tráng. Đây cũng chính là lý do vì sao cùng một loại bánh, cùng nguyên liệu làm ra mà nơi gọi là bánh tráng còn nơi khác gọi là bánh đa.
Vì sao bánh tráng có hình tròn? Bí mật về phong thủy của bánh tráng
Bí mật về phong thủy của bánh tráng
Theo phong thủy thì hình tròn tượng trưng cho trời, cho vũ trụ bao la, rộng lớn. Bên cạnh đó, hình tròn còn tạo cho ta cảm giác đầy đặn, hoàn hảo, nó thể hiện sự toàn diện, đủ đầy, may mắn và trọn vẹn. Không chỉ vậy, hình tròn còn tượng trưng cho sự khép kín, tuần hoàn và liên tục. Nó thể hiện cho niềm mong ước dồi dào, cầu mong mùa màng tươi tốt, hoa trái sinh sôi nảy nở, cuộc sống ngày càng sung túc và thịnh vượng.
Vì sao bánh tráng lại đặc biệt?
Kế đến là bánh tráng rất đa năng: nếu buồn miệng bạn có thể nướng bánh lên ăn. Và khi hết muốn ăn cứng rồi bạn cũng có thể nhúng bánh vào nước cho mềm và cuốn thức ăn.
Hơn nữa bánh tráng không hề kén món. Bạn có thể dùng cuốn hay xúc ăn kèm với những thức ăn khác, hoặc khi không còn gì khác để ăn ngoài bánh tráng thì bánh tráng chấm mắm vẫn rất tuyệt.
Bánh tráng có nhiều loại khác nhau. Xét theo công dụng hay cách sử dụng thì có bánh tráng mỏng dùng để nhúng cuốn, bánh tráng dày chuyên dùng để nướng và xúc các loại gỏi, nộm… và còn ăn kèm với một số món.
Bên cạnh đó thì hình dáng và kích thước của bánh tráng cũng rất đa dạng. Nếu như trước đây ta chỉ biết đến loại bánh này với hình tròn tráng bằng tay thì ngày nay với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ bánh tráng máy đã có thêm hình thù mới – hình vuông.
Loại bánh này đã góp phần tạo ra những món ngon đặc sản mà ai đã một lần thưởng thức thì không thể nào quên như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn chả cá, bánh tráng cuốn cá ngừ, bánh tráng chấm mắm nêm…hay dùng làm chả ram, chả cuốn, bánh tráng trộn…
Các loại Bánh Tráng nổi tiếng của Việt Nam ai cũng từng thử
- Bánh đa Kế xuất xứ từ Xã Dĩnh Kế, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
- Bánh đa nem Thổ Hà là đặc sản của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Bánh đa Đô Lương là món ngon quen thuộc của xã Đà Sơn, thị trấn Đô Lương, xã Tràng Sơn, Đông Sơn, huyện Đô Lương.
- Bánh đa Cầu Bố được “ra đời” tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
- Bánh đa làng chòm xuất xứ từ xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
- Bánh tráng Hòa Đa, đặc sản trứ danh của tỉnh Phú Yên.
- Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, đặc sản Tây Ninh khó chối từ.
- Bánh tráng nước dừa Tam Quan, là đặc sản của tỉnh Bình Định.
Đối với những người con xa quê, bánh tráng quê hương đã không còn đơn giản là bánh mà còn là niềm tự hào, một phần hơi thở của quê hương. Và tôi luôn tự hào vì điều này. Bởi tôi được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê của Bình Định. Và kí ức về những chiếc bánh tráng đã in sâu vào tuổi thơ của tôi. Bởi rằng, quê tôi có rất nhiều nhà làm bánh tráng,và nó là món ăn phổ biến hằng ngày, không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình và cả trong các bữa tiệc.
TVC giới thiệu Bánh tráng Sachi
Bánh tráng gạo mè nướng bao nhiêu calo?
Bánh trang mè nướn là món ăn quen thuộc của dân gian, được dùng để chế biên thành nhiều món khác nhau. Nguyên liệu chính được làm từ gạo, thêm ít mè rắt lên bánh. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc không biết bánh mè nướng có cha bao nhiêu calo.
Nói về bánh mè, ta thường biết đến loại bánh mè được làm từ gạo là chủ yếu. Do được làm từ gạo nên bạn không cần phải lo mình bị hấp thu quá nhiều chất béo. Thêm vào đó, năng lượng tồn tại trong một chiếc bánh đa là khá thấp, không đủ khả năng khiến bạn tăng cân.
Thông thường nhiều chị em văn phòng hay ăn bánh tráng như một món ăn vặt quen thuộc. Tuy nhiên các bạn nên lưu ý rằng, bản chất bánh tráng mè nướng không chứa nhiều calo, không gây béo. Nhưng những món ăn vặt từ bánh tráng lại chứa hàm lượng chất béo không tưởng khiến bạn bị tăng cân mà không hay biết.
Những món ăn vặt từ bánh tráng khiến bạn bị tăng cân
Đầu tiên là món bánh đa nướng, ở món này thì nếu như bạn ăn bánh nướng bình thường thì không sao. Nhưng nếu bạn ăn bánh nướng với mỡ hành, trứng, thịt thì ôi thôi! Vì thành phần chủ chốt của món ăn này chính là mỡ hành và bơ, mà đây lại là những thành phần khiến cơ thể bạn nhanh chóng tăng cân. Nên không có gì lạ khi nói rằng bạn sẽ nhanh chóng không kiểm soát cân nặng của mình chỉ vì ăn bánh tráng kèm theo mỡ hành.
Bánh đa nướng mỡ hành có thể gây béo
Tiếp theo, bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt làm từ bánh tráng được nhắc đến. Bánh tráng trộn đã không còn quá xa lạ với những ai yêu thích ăn vặt. Thông thường để làm ra món ăn này thì gia vị không thiếu chính là sa tế. Nhưng sa tế lại là nguyên liệu chứa rất nhiều axit béo no, dẫn đến việc cơ thể dễ dàng hình thành những lớp mỡ thừa và khó giữ gìn vóc dáng.
Ngoài ra, dầu khi đã được chiên để lâu ngoài không khí sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa gây nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Không những thế, những món bánh tráng trộn để sẵn trong bịch thường sẽ gây hại khiến bạn bị nhiễm độc từ những nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh.
Thêm đánh giá