Món ngon mỗi ngày
Những đặc sản vùng cao được "Săn đón" trong dịp Tết
Càng gần đến Tết, những đặc sản của núi rừng càng được các bà nội trợ "săn đón" bởi vị ngon, lạ miệng và sạch của chúng, đặc biệt những món đặc sản vùng Tây Bắc trong dịp này thì còn gì bằng. Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên khắp các bản làng vùng cao lại tưng bừng không khí lễ hội và khiến lòng người say đắm bởi sắc hoa đào, hoa mận trải dài và không thể phủ nhận sức hút đến từ những món đặc sản “cực độc”, gây ấn tượng ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.
Đến với vùng cao ai cũng không thể cưỡng lại được bởi những đặc sản nơi đây vừa ngon, lạ, bắt mắt, đặc biệt là thực phẩm sạch. Ẩm thực vùng cao Tây Bắc được coi là thiên đường của rất nhiều những món ăn hương vị đặc sắc và độc đáo. Được tạo nên bởi nét văn hóa các đồng bào dân tộc anh em thiểu số sinh sống nơi đây. Những tinh hoa đó, chắc chắn sẽ làm hài lòng bất cứ thực khách khó tính nào mỗi khi đặt chân đến đấy. Cùng với cảnh sắc muôn hoa, những mảnh ruộng bậc thang trải dài. Tạo nên vô số những ấn tượng khó phai khiến rất nhiều người phải lưu luyến khi tạm biệt vùng đất Tây Bắc, trở về với chốn thành phố ồn ào, náo nhiệt.
Nấm hương rừng Điện Biên
Nấm hương tưởng chừng như là một gia vị đơn giản dễ thấy nhưng giờ đây cũng đang ngày càng bị lấn át bởi các loại nấm nhập không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chính vì lẽ đó mà loại nấm từ những vùng rừng xa xôi như Điện Biên, Sa Pa lại đang dần trở nên tín nhiệm hơn đối với các bà, các mẹ đang muốn tìm những thực phẩm xanh – Sạch cho gia đình.
Cũng là nấm hương nhưng khác với những loài thường được bày bán trong cửa hàng, siêu thị, nấm hương rừng Điện Biên sau khi được hái tươi, sẽ được phơi khô theo kiểu truyền thống, móc vào từng xâu bằng lạt tre. Về ngoại hình có vẻ như không bắt mắt lắm, nhưng về chất lượng thì thật sự ngon, thật sự thơm, mang theo cả hương vị của vùng núi rừng.
Với loại nấm này, chỉ cần ngâm một vài tai nấm thôi đã thấy mùi thơm của nấm tỏa ra nhẹ nhàng chứ không hề gay gắt hay quá nồng như các loại nấm không rõ nguồn gốc. Chính điều này làm cho món ăn như canh măng, giò xào ngày tết trở nên thơm hơn, dậy mùi hơn rất nhiều. Không chỉ có tác dụng tạo thêm hương thơm kích thích, nấm hương còn là một món ăn trị liệu, giàu chất khoáng, vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe.
Măng khô
Để có được bát canh măng ngon cho ngày tết dâng lên ông bà tổ tiên hay quây quần cùng gia đình, các bà các mẹ đã phải chuẩn bị từ trước đó vài tháng. Thời gian đó là để tìm và đặt ra loại măng ngon nhất, đảm bảo sạch không bị ngâm tẩm hóa chất từ những vùng cao như Tuyên Quang, Lai Châu... Những loại măng được chính đồng bào dân tộc chế biến từ những củ măng tươi trong rừng già, luộc và phơi khô bằng chính cái nắng miền cao nên đảm bảo không hề có hóa chất.
Chính vì là măng của người dân tộc nên có lúc miếng to miếng bé, không đều nhau, về màu sắc cũng không bắt mắt vàng tươi như các loại măng thường thấy ở chợ. Người dân tộc đi vào rừng tìm kiếm những củ măng tự nhiên, ngọt, non và tươi sau đó nhanh tay chế biến, luộc rồi phơi chỉ 3-4 nắng là khô cứng.
Chính vì chế biến tự nhiên măng sạch, không có hóa chất, thơm mùi thơm của nắng rất dễ chịu chứ không bị chua, bị gắt như các loại măng sản xuất hàng loạt. Măng chua khô dùng nấu canh (cá, xương, thịt…) hoặc xào với Lươn, Ếch, Thịt, Lòng Gà… ăn lạ lắm các bác ạ! Vị chua chua, thanh thanh của măng chua, miếng măng giòn sần sần.
Măng chua khô sau khi rửa xong, phù hợp nhất là chế biến các món canh hoặc xào, canh măng chua khô nấu với cá ngon nhất, vị chua chua của măng chua cực kì hợp với cá. Các bạn nhớ là đối với canh măng chua, thì cần nấu nhiều nước hơn măng, vì chúng ta chủ yếu sử dụng nước canh, đó mới chuẩn vị canh măng chua Tây Bắc các bạn nhé. Măng chua khô dùng để nộn cà và xào với lươn, ếch hoặc thịt (ngon nhất là thịt ba chỉ) ăn giòn giòn, chua chua. Vị đặc biệt lắm đặc sản Tây Bắc.
Vào ngày tết, bát canh miến với nước dùng gà hay ăn cùng canh măng là một món ăn chống ngán lại no bụng mà có lẽ gia đình nào cũng có. Nhưng chọn được đúng loại miến ngon như miến dong Cao Bằng chắc chắc sẽ là món ăn trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều đúng không nào?.
Lạp xưởng gác bếp
Những ngày đông, ngày giáp Tết hay dịp xuân về mà bạn có dịp lên Tây Bắc thì sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng không chỉ với cảnh núi non hoa bạn hoa mận nở nơi đây, mà còn là những buổi tối tụ tập bên chén rượu ngô, thưởng thức món lạp xưởng gác bếp trứ danh của người dân tộc.
Khắp vùng núi cao Tây Bắc này, từ Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái… đâu đâu cũng thấy món ăn này. Có khó gì đâu, bạn chỉ cần ghé thăm một nhà người dân tộc sẽ bắt gặp ngay cao cao trên gác bếp là lủng lẳng những khúc lạp xưởng ngon lành đã được chủ nhà chế biến từ trước Tết vài ba tháng, thấy mà thèm, mà muốn thử một miếng để cảm nhận một món ăn đậm chất núi rừng.
Lạp xưởng ở đây cũng là thịt lợn băm nhỏ, trộn gia vị rồi nhồi vào trong đoạn ruột lợn đã làm sạch. Thế nhưng điều đặc biệt ở đây chính là hỗn hợp gia vị như mắc khén, hạt dổi, mắc mật... tẩm ướp cùng thịt chỉ có ở vùng cao đã tạo nên hương vị vô cùng khác lạ. Hương vị đó còn được gia tăng đậm đà hơn khi sau khi nhồi nhân, lạp xưởng sẽ được mang đi phơi nắng rồi hong khô trên bếp củi. Từng khúc lạp xưởng cứ để thế mà quanh năm không hỏng, không mốc.
Nếu có điều kiên, bạn hãy một lần thưởng thức món ăn này nhé. Đảm bảo rằng chỉ cần cắn nhẹ một miếng, bạn sẽ thấy được cả cái nắng của vùng cao, hương khói của núi rừng cùng với vị đậm đà của gia vị độc đáo, chấm thêm tương ớt dân tộc cay xuýt xoa mà lại chỉ muốn ăn hoài ăn mãi mà thôi.
Thịt khô gác bếp Tây Bắc
Món ăn xuất xứ từ những tộc người Thái trên vùng núi cao Tây Bắc này đang ngày càng được phổ biến ở miền xuôi. Nếu đúng theo tiếng Thái đen thì sẽ được gọi là “nhứa giảng” và sẽ là “nhắm giảng” theo tiếng Thái trắng, dịch theo đúng nghĩa thì sẽ chỉ đơn giản là món thịt khô – Món ăn để dành ăn dần của người dân tộc.
Những người miền xuôi thường sẽ chỉ biết đến thịt trâu khô, thịt bò khô hay thịt lợn khô Tây Bắc... nhưng thật ra món ăn này có thể được chế biến từ rất nhiều loại, đa phần là gia súc hoặc đông vật rừng như thịt ngựa, thịt nai khô hay lợn rừng khô. Phổ biến nhất bây giờ có lễ là thịt trâu, thịt bò hay thịt lợn khô vì dễ ăn và cũng dễ kiếm hơn các loại thịt khác.
Thịt khô gác bếp của người vùng cao khác hoàn toàn với các món thịt khô của người xuôi. Thịt sau khi được lọc thái miếng to khoảng bằng cổ tay để sau khi khô sẽ bị héo đi là vừa, ướp các gia vị tùy theo từng loại thịt như muối, ớt bột, gừng... tuyệt nhiên không thể thiếu mắc khén hay hạt dổi để có hương vị đặc trưng sau đó là đem phơi nắng hoặc dùng hơi lửa và khói sấy cho khô.
TVC giới thiệu đặc sản vùng cao
Nghe công đoạn thì có vẻ như chỉ cần đủ gia vị, đủ nguyên liệu là ai cũng có thể làm được, nhưng thực ra món thịt khô Tây Bắc này đòi hỏi sự khéo léo khi tẩm ướp, khi canh lửa hong khô để thành phẩm ra được ngon, để được lâu.
Món thịt khô này sẽ càng thêm đặc biệt nếu bạn thưởng thức theo cách của người Thái: Xé nhỏ miếng thịt dọc theo thớ, ăn cùng với chén rượu ngô quay bếp lửa hồng để thêm say, thêm mê đắm cảnh vật, con người và những món ăn độc đáo của núi rừng Tây Bắc. Hiện các đặc sản vùng cao được bán khá rộng rãi trên toàn quốc tuy nhiên mua được sản phẩm ngon đúng chất lượng an toàn quý khách hàng hãy đặt hàng ngay tại đây:
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !