CẨM NANG DU LỊCH
Lễ hội cồng chiêng - Lễ hội văn hóa đậm chất ở Đà Lạt
Văn hóa Cồng Chiêng các dân tộc Tây Nguyên được Unessco công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại vào năm 2005, chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, K’Ho... Nếu trước đây các bạn phải tìm đến các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng để tìm hiểu văn hóa này thì hiện nay du khách có thể đến với không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bất cứ lúc nào tại Đà Lạt cho dù đó không phải là dịp lễ hội.
Họ sống quần tụ trong những ngôi làng nhỏ chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng lúa... Trong muôn vàn văn hóa có giá trị của vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nghệ thuật cồng chiêng là một trong những sáng tạo đặc sắc nhất nó chiếm giữ vị trí đặc biệt trong xã hội làng buôn.
Cồng Chiêng là sản phẩm có giá trị cao, là phương tiện kết nối con người với các thế hệ vô hình trong tự nhiên và biểu lộ cảm xúc đa dạng của con người. Trên Cao Nguyên vẫn còn hàng chục các nghệ nhân tạo ra các bộ chiêng và vẫn giữ được hàng âm chuẩn truyền thống có thể đạt được những cảm xúc tinh tế nhất.
Cồng Chiêng được sử dụng rộng rãi ở các vùng miền của Việt Nam và trên thế giới nhưng có lẽ không có nơi nào lại hội tụ nhiều truyền thống nhạc chiêng độc đáo đa dạng như ở vùng này. Mỗi dân tộc đều có cách lựa chọn cách khai thác riêng về âm thanh kỳ diệu của cồng chiêng để chúng có thể vang lên tiếng nói tình cảm và khát vọng của dân Tây Nguyên.
Giới thiệu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: Cồng Chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước…), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên…).
TVC giới thiệu lễ hội Cồng Chiêng ở Đà Lạt
Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Đà Lạt – Tây nguyên, Lễ hội Cồng Chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên hiện đang được tái hiện ở nhiều địa điểm ở thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng để phục vụ khách du lịch. Du khách tới đây được trải nghiệm hầu hết các tín ngưỡng sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên như nghi lễ đốt đuốc bắt đầu lễ hội cồng chiêng, tiếng đàn Trưng, hay thưởng thức rượu cần.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên mang nhiều yếu tố Cồng Chiêng, người chơi cồng chiêng, các bản hòa tấu, các nghi thức lễ hội sử dụng cồng chiêng và địa điểm tổ chức lễ hội.
Mỗi người sẽ có những ý kiến khác nhau về không gian văn hóa Tây Nguyên, được bảo tồn nguyên trạng không gian văn hóa ấy, tạo ra những thay đổi cho phù hợp với cho cuộc sống hiện đại có lẽ đó là điều tùy thuộc vào mỗi góc nhìn của chúng ta.
Đến với Đà Lạt, thăm thành phố tình yêu và đừng bỏ qua nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Lạch cư ngụ tại chân núi Lang Biang – Lễ hội Cồng Chiêng. Đến đây chúng ta sẽ hiểu thêm phần nào cuộc sống và văn hóa của người dân Đà Lạt.
Thời gian và địa điểm diễn ra giao lưu văn hóa cồng chiêng
Lễ hội Cồng Chiêng thường được tổ chức vào buổi tối bởi những đồng bào dân tộc K’Ho, du khách có thể tham gia vào lúc 18h30 – 19h mọi ngày trong năm. Ở Đà Lạt hiện nay, chương trình tour cồng chiêng được tổ chức dưới chân núi Lang Biang là nhận được đánh giá cao nhất từ du khách.
Nằm dưới chân đỉnh núi Lang Biang hùng vĩ là một buôn làng có tên gọi xã Lát thuộc huyện Lạc Dương. Đây là nơi người dân tộc Lạch (những cư dân đầu tiên của thành phố Đà Lạt mộng mơ) sinh sống và nó cũng là nơi để bạn dừng chân, tìm hiểu nhiều điều thú vị về con người và nếp sinh hoạt văn hóa của vùng Cao Nguyên Lang Biang thông qua chương trình giao lưu cồng chiêng cùng người dân tộc.
Khi mặt trời vừa vắng bóng, màn đêm chuẩn bị bao trùm khắp các bản làng cũng là lúc tour được khởi hành từ Đà Lạt để đưa du khách về với bản làng Lát dưới chân núi Lang Biang huyền thoại. Tại đây, du khách sẽ hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào thiểu số, nhâm nhi những chén rượu cần, thịt nướng bên ánh lửa bập bùng cùng với các điệu nhạc dân tộc và âm thanh vang vọng của Cồng Chiêng… Đó là một thứ âm thanh đặc trưng, đầy sức quyến rũ.
Cồng Chiêng thường được tổ chức làm 2 phần: Phần nghi lễ và lễ hội
Phần nghi lễ
Trong phần nghi lễ, các bạn sẽ được nghe giới thiệu về buôn làng, sự ra đời của văn hóa cồng chiêng và bức tranh cuộc sống của các dân tộc dưới chân núi Lang Biang. Trong phần nghi lễ, quan trọng nhất có lẽ là nghi lễ cầu thần Lửa, Già làng sẽ mời trưởng đoàn đốt lửa và những nam thanh nữ tú người dân tộc sẽ nhảy điệu ching Wă Kwằng để chào đón thần linh và mừng Lúa mới.
Bên cạnh đó, du khách sẽ vừa được chiêm ngưỡng những điệu múa đặc trưng của các nam nữ đồng bào dân tộc, vừa có thể thưởng thức món thịt nướng thơm lừng và nhấp từng ngụm rượu cần. Đó đều là những nghi lễ của riêng dân tộc K’Ho Lạch, những câu chuyện được truyền miệng qua nhiều thế hệ, do đó, sẽ vô cùng bổ ích, lý thú nếu bạn được tận mắt chứng kiến và hòa mình vào các nghi lễ thiêng liêng này.
Thứ tự các nghi lễ cụ thể như sau:
Đầu tiên bạn sẽ được nghe giới thiệu về buôn làng LơmBiêng, về những phong tục tập quán và cuộc sống của những đồng bào dân tộc Chil, Lạch. Bạn cũng sẽ được nghe về văn hóa cồng chiêng đã có từ lâu đời, “Cồng chiêng càng già thì thần linh càng mạnh và càng thiêng”.
Tiếp đó, trưởng đoàn được mời lên đốt lửa để thực hiện nghi thức cầu Thần Lửa – Lời cầu Yàng – nghi thức vô cùng quan trọng trong lễ hội cồng chiêng. Điệu múa dân tộc do nhóm nam nữ đồng bào dân tộc biểu diễn để chào đón thần linh – điệu ching Wă kwằng sẽ diễn ra ngay sau đó.
Tiếp đến là múa Mừng Lúa mới: các điệu múa mừng ngày hội lúa mới của mỗi dân tộc lại có nét đặc sắc riêng của đồng bào dân tộc đó. Được xem người Chil, Lạch ăn mừng lúa mới như thế nào quả là một khung cảnh thú vị.
Điệu múa “A ráp mồ ô” sẽ mang lại cho du khách khung cảnh thiếu nữ mang bầu lên rừng lấy nước – Một cảnh tượng trong vắt, thuần khiết được biểu diễn bởi các chị em dân tộc Lạch và những anh nam giới thì diễn tả cảnh đánh ching tre.
Kế đó là điệu “Ngày hội rông chiêng”: Rông chiêng có nghĩa là quanh choé. Với điệu rông chiêng, các cô gái sẽ nhảy múa xung quanh chóe rượu, diễn tả cảnh làm nương, may vá thêu thùa; và thanh niên sẽ múa khiên để diễn tả cảnh săn bắt hay chiến trận. Đây là điệu múa truyền thống trong ngày hội nhà mồ theo phong tục của Tây Nguyên.
Sau nữa, bạn sẽ được nghe 6 chàng trai buôn làng đánh ching K’Ràm – Một loại chiêng tre của người Êđê, nó có âm thanh chắc, khỏe, dồn dập, ngân và vang xa như khát vọng của chàng trai ÊĐê muốn chinh phục nữ thần Mặt Trời.
Một trải nghiệm ấn tượng nữa đó là thưởng thức hương vị rượu cần nồng nàn kèm với những miếng thịt nướng thơm ngon của núi rừng. Bạn sẽ được thỏa mãn cả về thị giác, thính giác, vị giác và khứu giác.
Phần hội
Sau khi kết thúc phần nghi lễ là đến phần Lễ Hội – Điều du khách thường mong chờ nhất. Từng hồi chiêng được gióng lên giới thiệu cho du khách về cuộc sống gắn với núi rừng của dân làng và sự ra đời của Cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới… Các hoạt động cụ thể của lễ hội như sau:
Qua lời kể của dân làng cùng các điệu múa của họ, bạn sẽ hiểu thêm phần nào về cuộc sống gắn với núi rừng của dân làng và sự ra đời của cồng chiêng Đà Lạt.
Tiếp theo, cả du khách và dân làng sẽ cùng hòa nhịp trong điệu múa Xoang của Tây Nguyên. Xoang là cách gọi những điệu múa tập thể của người Ba-na đã có từ lâu đời. Điệu Xoang mang tính cộng đồng, ai cũng có thể tham gia. Trong tiếng cồng chiêng sống động, điệu múa Xoang nhịp nhàng, uyển chuyển của các chàng trai, cô gái sẽ cuốn hút mọi người cùng vào vòng Xoang, để cùng nhảy, cùng múa.
Sau đó là hàng loạt các điệu múa, bài nhảy độc đáo mà bạn chỉ có thể chiêm ngưỡng tại địa điểm du lịch Đà Lạt. Mở đầu là điệu múa trâu do những chàng trai dân tộc và những chàng trai miền xuôi cùng thể hiện theo tiếng mõ trâu.
Tiếp đến là các điệu múa “Đi săn Drốp P’nu” (Đúng như tên gọi, điệu múa này do những chàng trai buôn làng cùng múa điệu đi săn với những cô gái miền xuôi). Điệu ching P’ Ró tìm trâu. Điệu múa “Em đi hái lá rừng”: Do những cô gái buôn làng cùng múa với những chàng trai miền xuôi.
Điệu múa: “Hoa Langbiang” do những cô gái trong buôn làng thể hiện, tất cả các điệu ấy đều thú vị, mới lạ với du khách lần đầu trải nghiệm mang nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Lạch.
Cuối cùng là các bài múa Buôn làng Giã gạo đêm trăng (các cô gái và các chàng trai cùng thể hiện), “Tình ca K’Dung K’Lang”, “Ngày mùa trên buôn”, “Tình em bên suối”. Ngoài ra, bạn còn có thể hoà mình vào các trò chơi sinh hoạt cộng đồng hay cùng múa hát giao lưu với người dân nơi đây.
Thật tự hào khi văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Người sở hữu loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên bao gồm có Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai, Mạ… và một số dân tộc khác.
Từ bao đời, cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên. Tham gia tour Đà Lạt giá rẻ đặc sắc này, sống trong những ngày hội, ta tưởng như mình đã trở thành một phần của Tây Nguyên. Du khách cùng với dân bản địa quây quần, khám phá văn hóa, ăn thịt, uống rượu…, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng bập bùng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng – một không gian lãng mạn và huyền ảo chắc chắn sẽ in đậm dấu ấn trong tâm hồn mỗi du khách.
Ngoài Đồi Mộng Mơ du khách có thể trải nghiệm không gian văn hóa này dưới chân núi Langbiang, nơi đây là địa bàn sinh sống của người K’Ho. Hàng đêm ngay tại sân nhà của người dân du khách còn được trải nghiệm tục cưới vợ độc đáo của người dân nơi đây. Được biết, dân tộc K’Ho tại đây đã đóng góp một phần rất lớn vào việc giao lưu văn hóa tại Lâm Đồng.
Nhạc chiêng Tây Nguyên cuốn hút lòng người bởi phẩm chất và phong cách nghệ thuật đặc biệt của nó bằng kỹ thuật phối hợp tập thể điêu luyện các nhạc công làng buôn mau chóng đưa ra vào thế giới các âm điệu phong phú đan xen hòa quyện nhiều sắc màu, cảm xúc chỉ một lần thả hồn theo âm điệu cồng chiêng khó có thể quên.
Có thể nói, đến với du lịch Đà Lạt trải nghiệm văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên là hoạt động thường nhật ở chân núi Langbiang. Đây là cách để bảo tồn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc và giới thiệu sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn đến du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên được tổ chức hàng năm thay phiên nhau ở các tỉnh trong đó có tỉnh Lâm Đồng và thường thì tổ chức ở Đà Lạt và các dịp Festival Hoa Đà Lạt, đây cũng chính là cơ hội để bạn khám phá lễ hội Cồng Chiêng và tham quan Đà Lạt luôn.
Nếu bạn đi du lịch Đà Lạt vào những ngày thường không ngay vào dịp lễ hội Cồng Chiêng thì bạn đừng quá tiếc nuối vì ở Đà Lạt có những địa điểm tổ chức các lễ hội Cồng Chiêng theo yêu cầu của bạn. Nếu các bạn có chuyến du lịch tại Đà Lạt thì đừng quên tham quan lễ hội Cồng Chiêng để khám phá một nền văn hóa dân tộc Tây Nguyên đặc sắc này nhé.
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !