CẨM NANG DU LỊCH
Lễ hội Cá Voi Nha Trang – Nét đẹp truyền thống của miền biển
Nha Trang Khánh Hòa được biết đến như là “Viên ngọc xanh của biển Đông” là khu du lịch nổi tiếng không chỉ bởi những danh lam thắng cảnh bờ biển đẹp non nước hữu tình mà còn có nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của nơi đây. Nếu ai chưa có dịp đến đây vào dịp lễ hội thì hãy trở lại thành phố biển xinh đẹp vào những dịp đầu năm nhé!
Trong tín ngưỡng dân gian của ngư dân vùng biển các thần linh biển cả được thờ phụng rất đa dạng phong phú bao gồm cả những vị thần hữu hình và cả những vị thần vô hình. Trong tất cả các vị thần thì Cá Ông hay còn gọi là Ông Nam Hải được người dân nhất là các ngư dân ở vùng biển Khánh Hòa đặc biệt tôn sùng và coi trọng.
Vì thế mà lễ hội Cầu Ngư gắn với tục thờ Cá Ông là lễ hội phổ biến lớn nhất và quan trọng nhất đối với cộng đồng ngư dân các làng xã ven biển tại nơi này.
Một trong số những lễ hội Nha Trang đặc sắc nhất hàng năm là lễ hội Cá Voi, được tổ chức tại Lăng Ông. Nếu có dịp đến du lịch Nha Trang vào đúng thời điểm diễn ra lễ hội, du khách sẽ được tham dự vào nghi lễ truyền thống linh thiêng và trải nghiệm những điều vô cùng thú vị.
Truyền thuyết về lễ hội Cá Voi hay còn gọi là Cá Ông
Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Lợi dụng điều này một số người đã thêu dệt thêm nhiều huyền thoại về cá voi, gắn cá voi với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh, tô vẽ chuyện cá voi đã cứu sống Nguyễn Ánh trong một vụ đắm thuyền, dùng thần quyền đề cao nhân vật này.
Sau khi xưng vương, Gia Long đã phong cá voi tước hiệu “Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần”. Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu “Đại càng quốc gia Nam Hải”.
TVC giới thiệu Lễ hội Cầu Ngư tại Nha Trang
Càng tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ cúng gọi là Lăng Ông, trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt).
Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày).
Ý nghĩa của Cá Voi trong đời sống ngư dân miền biển
Nha Trang là địa điểm du lịch ven biển, người dân bao đời nay sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản, do đó trong tâm thức biển và những lễ hội Nha Trang luôn gắn liền với cuộc sống ở làng chài và cũng được hình thành, góp phần tạo nên những nét văn hóa đẹp của ngư dân các vùng ven biển Nha Trang mang thêm phần ý nghĩa của truyền thống nơi đây.
Cá voi trong tiềm thức của người dân vùng biển Nha Trang là một con vật linh thiêng, đây là loài cá này quý hiếm, hiền lành và thường giúp đỡ ngư dân khi họ gặp điều không may trên biển. Dựa vào những đặc tính này, người dân Nha Trang đã tạo ra nhiều câu chuyện ly kỳ, cùng như những huyền thoại về cá voi.
Theo truyền thuyết, trong một lần bôn tẩu trên biển khơi, nhà vua Nguyễn Ánh không may gặp nạn vì thuyền bị đắm. Tuy nhiên, vua đã “Tai qua nạn khỏi” nhờ được cá voi cứu sống. Khi lên ngôi, Nguyễn Ánh xưng hiệu là nhà vua Gia Long, và phong cho cá voi tước hiệu là “Nam hải tộc ngọc lân thượng đẳng thần”.
Sau đó, các nhà vua triều Nguyễn nối nghiệp cũng hết sức coi trọng cá voi và sắc phong cho loài cá này tước hiệu “Đại càng quốc gia Nam Hải”.
Cá voi được coi như một vị Phúc thần của người dân vùng biển với các mỹ danh như Nhân Ngư, Đức Ngư, Ngọc Lân. Loài cá này từ đó càng trở nên linh thiêng trong tâm thức người dân vùng biển Nha Trang. Chính vì vậy, ngày này, lễ hội Cá Voi trở thành một lễ hội Nha Trang rất đặc biệt.
Người dân địa phương thường tránh gọi thẳng tên cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải. Để thể hiện sự tôn kính, ngư dân nơi đây đã xây lăng thờ cúng (lăng Ông) và tổ chức lễ hội Cá Voi hàng năm hết sức thành kính và nghiêm cẩn. Lăng Ông có một nơi trân trọng đặt một chiếc hòm đựng xương cốt của cá voi, còn được gọi là “Ngọc Cốt”.
Trải qua thời gian, lễ hội Cá Voi đã trở thành một lễ hội Nha Trang không chỉ có ý nghĩa trong đời sống ngư dân địa phương mà còn được rất nhiều du khách khắp nơi háo hức đến tham dự.
Lễ hội Cá Voi – Nét đẹp truyền thống của miền biển Nha Trang
Đã thành thông lệ hàng năm cứ vào dịp tháng 2 âm lịch là đông đảo bà con phường Vĩnh Trường lại hướng ra biển để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy thuyền, cuộc sống của ngư dân ấm no hơn.
Lễ hội không chỉ là sự mong đợi của ngư dân phường Vĩnh Trường mà còn là đại diện cho ngư dân cư trú suốt dọc bờ biển Xứ Trầm Hương.
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa còn bảo lưu các nghi thức truyền thống với các nghi lễ: Lễ rước sắc, lễ Nghinh Ông, Hò Bá Chạo, lễ tế Chánh, Thứ Lễ, Tôn Vương... Trong đó điểm nhấn của lễ hội Cầu Ngư là tiết mục Hò Bá Chạo tức là chèo thuyền chắc tay lái.
Lễ hội còn bày tỏ lòng thành kính với các vị Tiền Nhân cầu quốc thái dân an, cầu cho ngư dân ra khơi đánh bắt vượt qua mọi thiên tai, tai nạn trên biển.
Hàng năm, người dân Nha Trang thường tổ chức lễ hội Cá Voi một cách long trọng vào ngày ông lỵ (tức là ngày cá voi chết), hai kỳ xuân tế, thu tế và làm lễ cầu ngư hàng năm khi chuẩn bị vào mùa đánh bắt. Ngày lễ được diễn ra với ước mong mưa thuận gió hòa, Ngư ông che chở để sóng yên biển lặng, giúp ngư dân đánh bắt được thuận lợi, bình an.
Lễ hội Cá Voi hội tụ đủ các nghi lễ truyền thống, trò chơi và trò diễn xướng dân gian tạo nên sự độc đáo, đặc sắc và thú vị. Trong đó, một người có uy tín cao trong cộng đồng giữ vai trò chủ tế, các nghi lễ diễn ra tuần tự, mọi người đều trang nghiêm, thành kính.
Tiếng chiêng trống rộn ràng, những cờ lọng đủ màu của đoàn rước sắc, những màn hát múa tạo nên không khí rạng rỡ, tươi vui cả một vùng biển Nha Trang. Kết thúc nghi lễ chính là màn hát bá trạo, mở đầu cho một hội hát chầu la một loại hình diễn xướng thú vị ở miền duyên hải Nam Trung Bộ. Hội hát chầu có thể kéo dài tới tận vài ngày sau.
Trải qua bao thăng trầm và biến đổi của lịch sử, lễ hội Cá Voi vẫn giữ nguyên giá trị tinh thần to lớn trong đời sống tâm linh của người dân thành phố Nha Trang.
Trong tâm thức của người dân vùng biển, Cầu Ngư đã trở thành một ngày lễ không thể thiếu nó thỏa mãn nhu cầu của thế giới tâm linh hướng người ta trở về với cội nguồn. Đặc biệt với những người dân đi biển luôn phải đối mặt với sóng to gió lớn, thì khát vọng tìm đến sự che chở của Ông Nam Hải bao giờ cũng mãnh liệt.
Biển bình yên lòng người bình yên, lễ hội Cầu Ngư như động lực nhằm tăng thêm tình yêu quê hương, niềm vui lao động cho bà con ngư dân. Lễ hội Cầu Ngư là nét chấm phá độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân vùng biển Khánh Hòa.
Nhiều du khách du lịch Nha Trang vào đúng dịp lễ hội đều rất thích thú khi được khám phá một nét đẹp truyền thống của ngư dân miền biển. Đặc biệt, qua mỗi kì lễ hội, du khách lại nhận thấy được cuộc sống của người dân nơi đây luôn hòa hợp và bảo vệ thiên nhiên như những điều linh thiêng, quý giá nhất.
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !