Dấu nhiện nhận biết, phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Sức khỏe đời sống

Dấu nhiện nhận biết, phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Dấu nhiện nhận biết, phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh khác nhau nhưng có biểu hiện ban đầu tương đồng. Do đó chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa nốt sởi và nốt phát ban, dẫn đến chẩn đoán sai bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách phân biệt các dấu hiệu của bệnh sốt phát ban và bệnh sởi một cách chính xác nhất.

Sốt phát ban hầu hết do nguyên nhân nhiễm virus thông thường, trong đó có virus đường hô hấp và là những virus lành tính, không nguy hiểm. Tuy nhiên đối với sởi, bệnh do một chủng virus morbillivirus, họ Paramyxoviridae - loại virus cấp tính gây nên, có tính chất nguy hiểm và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Trẻ bị sốt do nhiễm các loại virus độc hại
Trẻ bị sốt do nhiễm các loại virus độc hại

Phân biệt các dấu hiệu của bệnh sốt phát ban và bệnh sởi

Bệnh sởi phát triển biểu hiện qua 4 giai đoạn. Cụ thể:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Trong khoảng thời gian 10-12 ngày, người bệnh sẽ không có triệu chứng gì, nhưng đến ngày thứ 9-10 thì sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ
  • Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong 4-5 ngày, đây là khoảng thời gian dễ lây lan, với các biểu hiện rõ rệt như sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nhức đầu liên miên. Các tình trạng viêm bắt đầu như viêm ở mắt, chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, mi mắt sưng lên; viêm ở mũi gây hắt hơi, sổ mũi, giọng khàn, ho có đờm; viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy...
  • Giai đoạn phát ban nốt sởi: Hiện tượng các nốt sởi bắt đầu ở sau tai, lan dần sang hai bên má, cổ, xuống ngực, sang hai cánh tay. Trong 24h kế tiếp, nốt sởi lan rộng ra lưng, hông, xuống chân dưới với tình trạng màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đổ dần lên. Thậm chí các nốt sởi lan nhanh, kín thân thể và bắt đầu gây ngứa cho người bệnh, tăng nhiệt độ thân thể gây nóng, khó chịu.
  • Giai đoạn phục hồi: Kết thúc ba giai đoạn trên, các nốt sởi dần biến mất và để lại những nốt thâm đen, vết hằn trên da. Bệnh sởi có tính chất lành tính nhưng nếu không biết kiêng khem và điều trị đúng cách thì biến chứng để lại khá nặng nề cho người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em mắc sởi.
Khi trẻ bị sốt phát ban thường thì sẽ phát triển tới giai đoạn xuất hiện các nốt sởi
Khi trẻ bị sốt phát ban thường thì sẽ phát triển tới giai đoạn xuất hiện các nốt sởi

Ở giai đoạn phát ban nốt sởi, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sởi và phát ban bằng cách:

  • Sốt phát ban thông thường khi giảm sốt, người bệnh sẽ ít có dấu hiệu nốt phát ban gồ lên mặt đa, ban đông loạt nổi lên, sau khi lặn sẽ không để lại dấu tích gì.
  • Còn phát ban do bệnh sởi rất đặc trưng, ban đầu sẽ xuất hiện ở sau tay, sau đó mới lan dần xuống dưới và khi khỏi cũng mất nối sở theo thứ tự đã nổi, để lại vết hằn, thâm trên da sau khi biến mất.
  • Khác biệt về dấu hiệu mắc bệnh sởi và sốt phát ban

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Sởi gây ra những biến chứng nặng nề hơn so với sốt phát ban. Nếu sốt phát ban hầu hết đều lành tính, người bệnh được chăm sóc đúng cách sẽ trở về trạng thái tự khỏi sau 5-7 ngày mà không hề có bất kỳ các biến chứng gì. Nốt sởi nếu không được chăm sóc kỹ và đúng cách thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm về sau, đặc biệt là đối với đối tượng mắc là trẻ em.

Bệnh sởi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm
Bệnh sởi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Cụ thể các biến chứng có thể là:

  • Viêm phổi: Là biến chứng thường gặp nhất do sởi.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm não tủy: biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng nhất.
  • Cam tẩu mã: bệnh viêm miệng hoại thư, có tỷ lệ tử vong cao.
  • Viêm ruột kéo dài.
  • Bệnh sởi có thế gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cần làm gì khi trẻ em bị sởi?

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi, cha mẹ cần được chú ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các biểu hiện sau:

  • Trẻ sốt cao liên tục 39-40oC.
  • Khó thở, thở thanh.
  • Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ...
  • Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.
Đển phòng tránh bệnh sởi  trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bắt đầu từ 9 tháng
Đển phòng tránh bệnh sởi  trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bắt đầu từ 9 tháng

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa dịch sởi bùng phát là khâu phòng bệnh. Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bắt đầu từ 9 tháng và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi để giúp trẻ có một sức đề kháng, phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất có thể.

Các mẹ có thể tiêm chủng cho con vaccine ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị bằng mũi 3 trong 1 theo thời gian:  Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản để phòng sởi chỉ cần tiêm một liều duy nhất, tuy nhiên cần lưu ý  chỉ được có thai sau khi tiêm vaccine ít nhất 3 tháng.

Đồng thời, để tăng cường sức đề kháng, mẹ nên bổ sung men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi cho trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, 80% hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng để trẻ có  sức đề kháng tốt chống lại các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Vì vậy, việc mẹ bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn không chỉ giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt mà còn giúp tăng cường sức đề kháng.

Để tăng cường sức đề kháng, mẹ nên bổ sung men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi cho trẻ
Để tăng cường sức đề kháng, mẹ nên bổ sung men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi cho trẻ

Khoa học hiện đại nghiên cứu tìm ra bào tử lợi khuẩn, có khả năng sống sót cao khi đi qua môi trường aicd của dịch vị dạ dày (trong khi phần lớn lợi khuẩn thường sẽ bị tiêu diệt trong giai đoạn này). Khi đến ruột non, bào tử sẽ nhanh chóng phát triển thành vi khuẩn thường, nhờ vậy đạt hiệu quả tốt hơn với trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Hỡn nữa, bào tử lợi khuẩn này có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin…, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh. Vì vậy, mẹ đừng quên thêm men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Bio-acimin Gold - Trẻ ăn ngon tự nhiên, khoẻ mạnh và lớn nhanh mỗi ngày

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức cải tiến 3+1 tăng cường bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng acid amin và khoáng chất giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cốm vi sinh Bio-acimin Gold

Vì sao lại là bào tử lợi khuẩn?

Bởi bào tử lợi khuẩn trong Bio-acimin Gold sẽ không bị acid cũng như các men tiêu hoá ở dịch vị phá huỷ. Nhờ vậy, chúng có thể qua rào chắn tiêu hoá, vào đến ruột non. Trong ruột non, các bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động, ức chế sinh trưởng một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá. Đây là lý do bào tử lợi khuẩn có thể giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hoá, nhất là ở những trẻ dùng kháng sinh kéo dài vì số lượng vi khuẩn có lợi bị suy giảm

Nhờ vậy, Bio-acimin Gold giúp trẻ:

  • Ăn ngon tự nhiên
  • Tâng cân đều
  • Hấp thu tốt

Số GPQC: 00685/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !