Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn

Thật sự sẽ là một điều tiếc nuối lớn khi đặt chân đến đây mà bạn bỏ lỡ chợ Bến Thành! Chợ Bến Thành một trong những thắng cảnh nổi tiếng của nước ta tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những số khu chợ của cả nước được người dân yêu mến và được thơ ca nhắc đến rất nhiều.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn

Những câu ca dao, câu thơ, bài hát cùng những bài hát về chợ Bến Thành đã góp phần ghi dấu ấn tượng đặc biệt cho bất kỳ du khách nào khi đến với chợ:

"Nước thêm trong dòng sông Bến Nghé

Chợ thêm đông chợ vui Bến Thành”

Bên dưới tháp là cửa chính của chợ, gọi là cửa Nam, nơi bày bán các mặt hàng vải vóc, quần áo, cửa Bắc (cửa số 9) là nơi các bạn có thể tìm các loại thực phẩm sống hoa quả. Cửa Tây (cửa số 5) tập trung bán các hàng giày dép, hàng mỹ nghệ, quà lưu niệm, cửa Đông (cửa số 13) hấp dẫn bởi các loại mỹ phẩm, bánh kẹo. Trên các cửa còn có những hình ảnh hết sức quen thuộc với mọi người nhất là người nông dân như con bò, con vịt.

Chợ Bến Thành đã trải qua 1 thế kỷ với bao thăng trầm của một thành phố hơn 300 tuổi, bởi vì vị trí lúc đầu của chợ nằm ở bên cạnh dòng sông Bến Nghé gần thành Gia Định nên mọi người mới gọi là chợ Bến Thành. Nhưng vào năm 1870 thì chợ bị cháy và năm 1912 thì chợ dời đi và được xây lại với cái tên chợ Bến Thành mới.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn

Lịch sử hình thành chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm ở quận 1, TP.HCM, chợ được khởi công xây dựng năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất. Trong nhiều trường hợp hình ảnh đồng hồ ở Cửa Nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của TP.HCM.

Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh được mô tả như phố chợ. Trước khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định, khu vực quanh thành Gia Định bấy giờ là Thành Phục mới chỉ có 100 ngàn dân và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất.

Cảnh khung chợ dọc theo dòng sông Bến Nghé các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước. Tuy nhiên khi ấy khu họp chợ trên bến mới chỉ là một dãy nhà trống lợp ngói. Tháng 2 năm 1859 Pháp chiếm thành Gia Định và 2 ngày sau các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị tiêu hủy sau khi đã vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ năm 1860 người Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ, thời Việt Nam Cộng Hòa là địa điểm tổng ngân khố, nay là Trường Đào tạo Cán bộ Ngân hàng trên đường Nguyễn Huệ.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Chợ Bền Thành xưa

Ngôi chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ và lợp lá, tháng 7 năm 1870 chợ bị cháy mất 1 gian phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói tất cả có 5 gian: Gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Trong 5 gian hàng này chỉ có gian hàng thịt được lợp bằng tôn nền lót đá xanh, thời đó khu chợ được xây dựng bên bờ phía nam một con kênh được gọi là Kênh Lớn, phía trước chợ dọc bờ kênh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường Quảng Đông, bởi các người Hoa khác làm nghề buôn bán ở đây đều là người Quảng Đông.

Do vị trí nằm giao điểm của khu đô thị và hợp lưu 2 tuyến đường thủy lả, ghe thuyền có thể cập bến và đổ người lên chợ ở bất kỳ bên này hay bên kia. Còn người trên đất liền muốn qua chợ thì có thể đi qua những chiếc cầu gỗ xinh xắn, do đó chợ Bến Thành luôn luôn nhộn nhịp.

Năm 1887 người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập 2 con đường lại làm 1 thành đại lộ nay là đường Nguyễn Huệ. Khu chợ càng trở nên đông đúc với các cửa hiệu, phần nhiều là của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp. Nhưng khoảng giữa năm 1911 ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể sụp đổ, để tránh tai học người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt vì mái tôn nhẹ nên chưa bị phá.

TVC giới thiệu chợ Bến Thành Sài Gòn

Đồng thời, người Pháp cũng lựa chọn địa điểm để xây cất một khu chợ mới hơn phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển, địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho, nay là bến xe Sài Gòn tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.

Khu vực xây chợ vốn là một cái ao sình lầy cũ gọi là ao Bồ Dệt, được người Pháp cho lấp đi khuôn viên quy hoạch 4 mặt bởi 4 con đường nay là đường Lê Thánh Tôn, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh.

Để có sự giao thương luôn đông đúc tấp nập phải kể đến vị trí đắc địa của chợ Bến Thành, vào thời kỳ mới xây dựng xong cho đến năm 1940 chợ Bến Thành là điểm đến của một loạt bến xe...

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Chợ Bến Thành quận 1 – Biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh

Chợ Bến Thành bán rất nhiều mặt hàng khác nhau từ hàng hóa mỹ phẩm, trái cây, đồng hồ, vải vóc, quần áo, gia vị, nước hoa... đa dạng chủng loại, phong phú kiểu dáng.

Các sạp vải ngày nào đã được phát triển rộng và ngày nay các du khách luôn tìm đến và lựa chọn các mẫu vải yêu thích. Không chỉ trong nước mà du khách nước ngoài vẫn đến thăm và mua sắm, điều này chứng tỏ sức phát triển của khu chợ bậc nhất Sài Gòn.

Không những thế, khi đến đây các du khách nước ngoài có thể chọn cho mình những món quà lưu niệm mang về tặng người thân hay bạn bè như nón lá, thủ công mỹ nghệ, đồ gốm... Sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc và các loại trái cây đến từ mọi miền đất nước chất lượng đảm bảo, giá thành phải chăng luôn là tiêu chí thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Chợ Bến Thành

Ngoài ra nơi đây là một địa điểm ẩm thực nổi tiếng của người dân Sài Thành, bất cứ du khách nào khi một lần ghé qua Sài Gòn thì luôn ghé vào thưởng thức những món ngon món lạ ở đây như bún mắm, bún riêu, hủ tiếu, cá kho tộ, canh chua, cùng các loại nước trái cây độc đáo.

Chợ Bến Thành ở đâu?

Chợ Bến Thành nằm ở Cửa Nam phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao cắt giữa các con đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn và công trường Quách Thị Trang, phường Bến Nghé, quận 1 và là ngôi chợ lâu đời nhất tại đây. Biểu tượng nổi bật nhất của chợ chính là hình ảnh đồng hồ ở ngay cửa nam của ngôi chợ tựa như đồng hồ Big Ben ở London.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Bản đồ đến chợ Bến Thành
  • Cửa Bắc ở phía đường Lê Thánh Tôn.
  • Cửa Ðông nằm phía đường Phan Bội Châu.
  • Cửa Tây nằm phía đường Phan Chu Trinh.
  • Nhiều khi, tháp đồng hồ đặt tại cổng chính được coi là biểu tượng chính của chợ
  • Thời gian hoạt động: Chợ bắt đầu mở cửa hoạt động từ 4h sáng

Chợ hình thành từ khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, ngôi chợ khởi thuỷ nằm ven sông Bến Nghé, ở một bến cận thành Gia Định nên có tên là Bến Thành với nguồn gốc ban đầu là nơi nhóm họp của các tiểu thương bán hàng trên phố gần sông Sài Gòn. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay. Chợ Bến Thành xưa được khởi công xây dựng từ năm 1912 cho đến cuối

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Chợ Bến Thành thành phố Hồ Chí Minh từ một góc độ khác

Chợ Bến Thành có gì đẹp?

Với diện tích trên 13.000m2, chợ bán bán chủ yếu các mặt hàng quần áo, vải sơi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây và hoa tươi. Ngoài ra, chợ còn rất phong phú với các quán ăn vặt, món ăn đậm chất các vùng ở miền Nam.

Du lịch chợ Bến Thành TP. Hồ Chí Minh

Len lỏi giữa các gian hàng, du khách chắc chắn sẽ choáng ngợp với sự đa dạng mặt hàng ở đây. Bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món đồ ưng ý từ những quà lưu niệm bé tí như vòng cổ, hoa tai, ví, khăn… đến những trang phục truyền thống hay cặp sách,…

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Khu bán hàng lưu niệm ở chợ Bến Thành

Tham quan chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại nơi này đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc. Chợ có gần 1450 sạp và 6000 tiểu thương bán sỉ, bán lẻ đủ các loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày đến những hàng xa xỉ phẩm, trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách lui tới. Len lỏi qua những gian hàng, xem đủ loại sản phẩm Việt Nam.

Chợ bắt đầu mở cửa hoạt động từ 4h sáng tại khu vực cửa Bắc với các sạp hoa quả và mặt hàng tươi sống loại cao cấp cung cấp thực phẩm cho các gia đình, quán ăn và nhà hàng lớn trong thành phố. Đến 8 – 9h sáng, các quầy, sạp ở ba cửa chính Đông, Tây, Nam, các cửa phụ và trong lồng chợ… đồng loạt mở cửa đón khách.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Khu bán mứt và các loại ô mai

Du khách có thể tìm được mọi thứ tại đây, từ những món quà lưu niệm bé tí đến những bộ trang phục truyền thống. Ở đây không chỉ đón khách du lịch mà còn có cả những người dân địa phương sống ở Sài Gòn đến mua sắm. Hàng hóa ở đây rất đa dạng, có đủ các loại từ hàng xuất khẩu, hàng gia công đến hàng xách tay cao cấp. Thực phẩm thì đạt chuẩn chất lượng, rau củ trái mùa cũng có, trái cây ngoại nhập, thủy hải sản tươi sống, hàng đặc sản bào ngư, vi cá, hải sâm… cũng không thiếu.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Khu bán hoa quả chợ Bến Thành

Điểm độc đáo là chẳng ở đâu có là các tiểu thương ở chợ Bến Thành ngày nay không còn mang hình ảnh những phụ nữ cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó như trước đây nữa  mà đều các cô bán hàng xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang và thành thạo ngoại ngữ như các tiểu thương ở Chợ Bến Thành. Bước chân vào chợ là len lỏi giữa dòng du khách, tai nghe những lời chào bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Thái… xôn xao như bản hợp âm. Chuyện người bán hàng nói hai, ba ngoại ngữ một cách thông thạo không còn là mới ở chợ Bến Thành.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Kem Thái Lan trong chợ Bến Thành

Có thể nói ít ngôi chợ nào trên đất nước thu hút được lượng khách du lịch với mật độ cao, nhiều màu da và đa quốc tịch như Chợ Bến Thành ngày và đêm. Một trong những nguyên nhân khiến chợ Bến Thành luôn luôn nhộn nhịp, sầm uất chính là do vị trí trung tâm và thương hiệu Bến Thành. Khách vãng lai, khách du lịch, nhất là Việt kiều, khách nước ngoài… đã đến Sài Gòn thì đều thích ghé qua chợ Bến Thành, vì nó là đặc trưng văn hóa chợ của người Sài Gòn. Hầu hết các công ty du lịch, các hãng lữ hành… trong và ngoài nước đều đưa chợ Bến Thành vào tour của mình

Chợ Bến Thành về đêm

“Rực rỡ – Nhộn nhịp” là những gì có thể thấy ở chợ Bến Thành khi trăng lên, dường như đây mới là thời điểm “sống thật” của khu chợ này. Nhiều hoạt động giao thương, nhiều khách du lịch và người dân địa phương tham quan, thưởng thức các món ăn, sẵn sàng sống với một “Sài Gòn thứ 2” – Sài Gòn về đêm.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Hình ảnh chợ Bến Thành về đêm

Mỗi đêm, chợ đón gần 1000 lượt khách tới tham quan, ăn uống và mua sắm. Vì lượng khách du lịch ngày càng cao, để thu hút nhiều khách hơn, chính quyền thành phố đã cải thiện tình hình an ninh trật tự, nâng cao chất lượng mặt hàng và thái độ của khách hàng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nếu cảm nhận được trọn vẹn 2 sắc thái đó của Sài Gòn, hẳn bạn đã có rất nhiều năm tháng tuyệt vời tại đây.

Ăn gì ở chợ Bến Thành?

Nếu nhắc đến Sài Gòn là nhắc đến sự náo nhiệt, sống nhanh thì cần phải cảm nhận và hiểu rõ hơn rằng: cái nhanh của ban ngày là công việc, sự lo toan cuộc sống và cái nhanh của ban đêm chính là màu sắc của những bữa tiệc.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Khu dãy chợ đêm tấp nập của chợ Bến Thành

Không quên nhắc đến ẩm thực đa dạng và phong phú của chợ Bến Thành. Chè Sài Gòn chắc hẳn không còn lạ với người dân khắp các vùng miền, đến với chợ, bạn sẽ choáng ngợp với hàng dài các sạp chè đủ mọi màu sắc từ màu xanh của cốm, màu vàng của chuối, ngô, màu trắng của nước cốt dừa, màu tím của khoai môn, màu đỏ của sương sa hạt lựu,… Và đặc biệt, ở cổng số 7 có 1 quán chè hơn 40 năm chuyên về các món chè Nam Bộ.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Tham quan chợ Bến Thành thưởng thức đặc sản Gỏi Cuốn

Các món ăn chính phải kể đến cơm tấm, cơm sườn, bún mắm, bún riêu, gỏi cuốn, bún thịt nướng, xôi bảy màu. Các món ăn vặt thì vô vàn như bánh tráng trộn, bánh bèo Huế, các món ốc, bánh bột…

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Món ốc đa dạng và phong phú tại chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ là chợ kinh doanh buôn bán bình thường như những chợ khác mà còn là chứng nhân lịch sử chứng kiến mọi thăng trầm, trải qua mọi cuộc chiến tranh cùng thành phố nên được coi là biểu tượng của thành phố. Nếu đi du lịch đến Sài Gòn mà không đến thăm chợ Bến Thành thì không được gọi là một chuyến đi trọn vẹn.

Chợ không chỉ nổi tiếng là một chợ truyền thống có từ lâu đời, chợ luôn luôn sầm uất, đông đúc, trên 80% những người bán hàng ở chợ nói được từ 2 thứ tiếng trở nên, nên chợ rất thu hút khách du lịch.

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn
Khu ăn uống thu hút khách du lịch của chợ Bến Thành

Thời gian họp chợ:

  • Chợ hoạt động từ 7h – 20h (lễ, tết có thông báo riêng)
  • Khu vực hàng tươi sống mở cửa từ 4h
  • Chợ đêm hoạt động từ 18 giờ 00 đến 24 giờ 00.

Tuy ngày nay có rất nhiều trung tâm thương mại mọc lên, nhưng chợ Bến Thành vẫn luôn có sức hút đặc biệt, vẫn là nơi lui đến hàng ngày của người dân địa phương và lượng lớn khách du lịch. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chợ Bến Thành xưa và nay vẫn giữ mãi nét riêng của một khu chợ đầy trẻ trung nhưng vẫn mang nét hoài cổ!

Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !