Sức khỏe đời sống
Cách xử trí khi Trẻ bị táo bón lâu ngày?
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay ở nước ta tỷ lệ trẻ bị các vấn đề tiêu hóa đều do táo bón, xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau và ngày càng nhỏ hóa độ tuổi, ước tính khoảng 35% trẻ từ 4 – 7 tuổi từng bị táo bón khi nhỏ hơn (giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi), từ 2 – 4 tuổi trẻ tập ngồi bô nên cũng dễ bị táo bón mãn tính. Và có tới 5% trẻ độ tuổi đến trường bị táo bón kéo dài hơn 6 tháng, đây là con số đáng báo động.
Tình trạng này khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng, khi trẻ mắc táo bón lâu ngày, thậm chí đi ngoài ra máu hiện tượng này không chỉ khiến trẻ khó chịu khổ sở khi đi vệ sinh, dẫn đến tiêu hóa kém, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn nguy cơ chậm lớn suy dinh dưỡng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ thành mãn tính khó chữa cho bé sau này, sau đây là những thông tin bổ ích giúp mẹ hiểu về bệnh và điều trị hiệu quả:
Khi trẻ có các biểu hiện: Tần suất đi ngoài nhỏ hơn 3 lần/ tuần, phân khô cứng, khuôn phân to hoặc lổn nhổn như phân dê, thâm đen, có thể lẫn máu trên bề mặt… Các bậc cha mẹ không nên chủ quan lơ là mà hãy quan tâm chú ý đến chế độ chăm sóc tốt nhất cho trẻ tránh tình trạng táo bón giúp bé có thể phát triển tốt nhất.
Nguyên nhân gây nên táo bón lâu ngày?
Tình trạng bé táo bón lâu ngày thường xuất phát từ nguyên nhân sau:
Trẻ bị táo bón kéo dài do bệnh lý như phình giãn đại trực tràng, hẹp hậu môn, trĩ bẩm sinh… gây biến đổi cấu trúc đường tiêu hóa, nếu điều trị kịp thời có thể giải quyết được tận gốc táo bón ở trẻ.
TVC tìm hiểu cách xử trí trẻ bị táo bón lâu ngày
Trẻ bị táo bón chức năng thương gặp ở 95% số trẻ bị táo bón kéo dài xuất phát từ chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé lại hay tiếp xúc với nhiều nguồn thức ăn mới lạ, ăn thực phẩm không cân đối, thiếu chất xơ, trẻ nín nhịn đi cầu, sợ phải đại tiện, hoặc dùng một số loại thuốc gây táo bón như sắt, canxi, kháng sinh...
Chế độ ăn ít chất xơ
- Táo bón lâu ngày do thiếu chất xơ, thườn xảy ra ở giai đoạn trẻ đi học, khi lượng chất xơ bổ sung cho trẻ từ thực phẩm chưa đủ để chống táo bón, trẻ ăn ít rau củ quả nhưng lại tiêu thụ quá nhiều lượng đạm động vật.
- Trẻ không uống đủ nước sẽ làm cho phân đặc hơn, rắn hơn, khó lưu thông dẫn tới lưu lại ở đại tràng lâu hơn.
- Thành phần đạm, phospho, canxi, sắt và chất xơ có trong sữa công thức chưa phù hợp hoặc mẹ pha sữa không đúng hướng dẫn cũng gây nên táo bón cho bé.
Do hậu quả của một số bệnh:
- Trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy và viêm nhiễm đường hô hấp thường được cho sử dụng nhiều kháng sinh đường uống làm cho vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt gây loạn khuẩn dẫn tới táo bón.
- Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh bẩm sinh làm cho một đoạn đại tràng không co bóp được dẫn tới chất thải trong đại tràng bị ứ đọng, khó lưu thông để thải phân ra ngoài.
- Cơ thành bụng có vai trò quan trọng trong điều hòa nhu động ruột, do đó khi cơ bị liệt hoặc yếu, trẻ sẽ mất phản xạ tống phân ra ngoài, lâu dần dẫn đến táo bón.
- Nhiều trẻ khi sử dụng thuốc ho, thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh… có tác dụng phụ gây nên táo bón.
Do phản xạ ức chế, tâm lý, thói quen không hợp lý:
- Trẻ nhịn đi đại tiện vì sợ bẩn ở nhà vệ sinh tại trường học, sợ la mắng do đi đại tiện không hợp lý, nhất là ở lớp học; sợ đau do nứt kẽ hậu môn vì phải rặn nhiều gây mất phản xạ đi ngoài làm cho táo bón ngày càng nặng hơn.
- Các bé lớn hơn 3 tuổi thường được cha mẹ cho chơi game, xem tivi hoặc ngồi một chỗ quá nhiều để học bài làm cho nhu động ruột kém điều hòa và cơ thành bụng yếu, ít vận động thể lực, thể dục thể thao gây táo bón lâu ngày.
Cách cha mẹ xử trí khi bé bị táo bón lâu ngày?
- Táo bón kéo dài lâu ngày thường khiến lượng lớn phân tích tụ trong ruột bé khiến bé sẽ bị đầy bụng, chướng bụng, ấm ách không tiêu, ăn không ngon, còi cọc chậm lớn rất khó chịu, chịu sự đau đớn khi phải rặn đại tiện, đôi lúc đi ngoài ra máu đỏ tươi khiến trẻ sợ hãi và thường chọn cách nín nhịn đi cầu.
- Bên cạnh việc thay đổi thực đơn ăn uống cho bé, tăng thêm lượng nước hay luyện tập vui chơi, vận động, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải kiên trì tìm hiểu nguyên nhân kết hợp một số thực phẩm bổ sung để điều trị táo bón cho bé hiệu quả nhất.
- Khi lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho con, cha mẹ nên ưu tiên sản phẩm giúp bé thanh mát cơ thể, giảm nóng trong; tăng cường chất xơ, giúp nhuận tràng thông tiện; bổ sung FOS để cân bằng hệ lợi khuẩn đường ruột, tăng cường sức bền tĩnh mạch ngăn ngừa các đợt chảy máu hậu môn và an toàn khi sử dụng lâu dài.
- Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé, mỗi loại sữa có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau cho nên nhu cầu về dinh dưỡng, cách bổ sung các dưỡng chất hợp lý để lựa chọn loại sữa phù hợp với con mình và pha đúng tỷ lệ hướng dẫn phù hợp.
- Đồng thời, mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn 2 hộp sữa chua để bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón cho bé.
- Mỗi sáng khi thức dậy, mẹ hãy tập thói quen cho các bé uống một cốc nước ấm không những giúp rửa trôi các chất thải, độc trong cơ thể mà uống nước ấm khi thức dậy còn giúp hạn chế các triệu chứng táo bón cho trẻ.
- Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín để bổ sung chất xơ cho trẻ như rau khoai lang, mồng tơi, rau đay hoặc các loại quả đu đủ, cam, bưởi…
- Với các bé không thích ăn rau, mẹ có thể làm sinh tố hoặc nước ép trái cây để trẻ uống, trẻ sẽ thấy thích thú với những ly nước cam hoặc đu đủ có màu sắc bắt mắt thì sẽ dễ bổ xung chất xơ tốt hơn cho trẻ.
- Nên hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ, ngồi đúng bô và tập trung khi đại tiện cho con từ khi còn nhỏ giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện, giúp con dễ dàng đi ngoài hơn.
- Thay vì để con ngồi một chỗ xem ti vi và chơi game, mẹ nên cho con ra ngoài chơi cùng các bạn, dạy bé tập thể dục để tăng cường vận động, tránh việc ngồi quá nhiều.
- Mát-xa bụng cho bé là phương pháp nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ. Mẹ áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé theo chiều từ rốn, qua phải, vòng qua trên rốn sang bên trái, ngược chiều kim đồng hồ và cũng là dọc theo khung đại tràng.
Ngoài các biện pháp phòng tránh trên, mẹ hãy sử dụng sản phẩm bổ sung chất xơ tự nhiên Cốm chất xơ Ích Nhi chứa chất xơ Inulin (Prebiotic – Chất xơ tự nhiên) kết hợp vitamin B1, B2, B6, được đặc chế dành riêng cho trẻ em bị chứng táo bón, trẻ em có chế độ ăn thiếu rau quả. Sản phẩm giúp nuôi dưỡng và phát triển hệ vi khuẩn có ích, giúp tăng nhu động ruột, tăng phân huỷ các chất cặn bã, thông đại tiện, khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón, trướng bụng, đầy hơi.
Liều dùng:
- Trẻ em bị táo bón, trướng bụng, đầy hơi: Mỗi lần 1-2 gói, ngày 2 lần.
- Trẻ cần bổ sung chất xơ do chế độ ăn thiếu rau và hoa quả: Mỗi lần 1 gói, ngày 1-2 lần.
- Người lớn bị táo bón, trướng bụng, đầy hơi: Mỗi lần 2 gói, ngày 2-3 lần.
- Nên uống sau khi ăn. Pha mỗi gói với 20 – 25ml nước (không dùng nước sôi) hoặc ăn riêng.
TVC giới thiệu sản phẩm Ích Nhi
Khách hàng khi mua hàng xin liên hệ:
Công ty Cổ phần Nam Dược
Trụ sở: Lô A7/D21, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: 0964 807 488 (Ms. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ
2. Khách hàng mua đại lí liên hệ: 0936 344 369
3. Khách hàng mua xuất khẩu liên hệ: 0888 562 488
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !