Cách phòng bệnh đau khớp khi trời lạnh
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Sức khỏe đời sống

Cách phòng bệnh đau khớp khi trời lạnh

Cách phòng bệnh đau khớp khi trời lạnh

Theo như Bác sĩ Hạ Quốc Chỉnh, Trường khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức cho biết: khi thời tiết trở lạnh là nhiều bị đau xương khớp nhất là người cao tuổi. Nhiệt độ hạ thấp, cơ thể thường có xu hướng cố dự trữ năng lượng khiến việc lưu thông máu kém hơn bình thường. Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da cũng làm cho mạch máu tại các vùng da này co lại, làm giảm lưu thông của dịch khớp. Máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích gây đau nhức.

Bệnh đau nhức xương khớp là căn bệnh thường xuyên gặp ở người cao tuổi
Bệnh đau nhức xương khớp là căn bệnh thường xuyên gặp ở người cao tuổi

Đặc điểm của chứng đau nhức xương khớp

Thông thường, khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mưa nhiều, lạnh, rét, người bị bệnh về xương khớp hay bị đau, nhức, tê buốt, cứng khớp đặc biệt là về đêm. 

Ở những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu quần áo ấm, chăn, đệm, nhà ở không kín gió, kèm theo ăn uống thiếu cả lượng và chất, bệnh đau nhức xương khớp càng hành hạ nhiều hơn, khổ cực hơn.

Đau nhức, tê buốt các khớp xương biểu hiện của bệnh đau xương khớp
Đau nhức, tê buốt các khớp xương biểu hiện của bệnh đau xương khớp

Đau nhức, tê buốt các khớp xương có thể từ mức độ nhẹ cho đến các bệnh lý thực thể như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp do thoái hóa khớp hoặc bị cứng khớp. Một số trường hợp đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống lưng, nhầm tưởng là bệnh về tim mạch hoặc bệnh phổi làm cho người bệnh càng hoang mang, lo lắng, nhất là khi chuyển mùa thu sang đông (mưa, lạnh, rét, giá buốt...). 

Điều đáng nói là càng bị đau, nhức xương, khớp, người bệnh càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động, đặc biệt là khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay...

Cách phòng bệnh đau khớp khi trời lạnh

- Tránh tâm lý lo lắng quá mức: Thay đổi áp suất khí quyển của không khí xung quanh ảnh hưởng đến áp lực bên trong khớp. Chính vì vậy khi thời tiết trở lạnh sẽ làm đau khớp. Các mô trong cơ thể, lớp ngoài cơ thể (da, gân, cơ) thường có khuynh hướng co rút lại, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng nổi da gà khi gặp lạnh do cơ dựng lông co lại. Tình trạng này có thể gây chứng đau vai gáy cấp, các khớp gối, bàn chân và tay thường bị đau nhức. Bệnh nhân thấp khớp có thể không đứng dậy hoặc không nắm chặt tay được do cứng khớp vào buổi sáng, do đó nhiều người trở nên hoang mang lo lắng. 

- Giữ ấm hợp lý: Cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất. Điều quan trọng là nên giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối, vì nhiệt độ có khuynh hướng thấp dần về đêm và đầu buổi sáng. Đặc biệt, các khớp ở ngón tay, ngón chân là những khớp nhỏ nằm ở xa cơ thể nên thường sẽ bị nhiễm lạnh đầu tiên so với các khớp lớn hơn.

Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông để phòng tránh bị nhiễm lạnh
Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông để phòng tránh bị nhiễm lạnh

- Hạn chế chân tay bị ẩm ướt, cần nhanh chóng lau khô người khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần làm nóng, ấm xung quanh vị trí đau bằng máy sấy hoặc chườm nóng, ngâm nóng. Biện pháp ngâm nước nóng vừa có tác dụng trao đổi nhiệt tại chỗ ở ngoài da, vừa giúp tăng cường tuần hoàn ở bên trong, giúp làm ấm cơ thể hiệu quả.

- Vận động hợp lý: Trời càng lạnh con người ta càng có khuynh hướng ít vận động. Càng bị đau nhức xương khớp người bệnh càng sợ cử động hơn, dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh càng nặng thêm. Vì vậy, khi trời lạnh hoặc bị đau khớp bạn vẫn cần vận động một cách phù hợp. Người bị đau nhức xương khớp thường có các triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, nhất là các khớp nhỏ như ở bàn tay, bàn chân. Trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, người bệnh cần tập co duỗi các ngón tay, chân, cũng như các khớp lớn để giảm bớt cảm giác tê cứng. Co duỗi còn giúp máu lưu thông tốt đến các khớp, sau một đêm nằm ngủ xem như các khớp bị “bất động” tạm thời.

Tập thể dục hàng ngày đề làm giảm các cơn đau nhức xương khớp
Tập thể dục hàng ngày đề làm giảm các cơn đau nhức xương khớp

- Dùng thuốc theo chỉ định: Các thuốc giảm đau thông thường không kiểm soát được cơn đau trong vòng 1-3 ngày, các triệu chứng có khuynh hướng trầm trọng hơn. Nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí hiệu quả.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ... Hạn chế rượu bia, các bữa tiệc thịnh soạn vì có thể gây ra một cơn gout cấp (nhất là ở những bệnh nhân gout) và làm trầm trọng hơn tình trạng đau nhức xương khớp. Uống đủ nước mỗi ngày. Cơ thể thiếu nước có thể gây hiện tượng cô đặc máu, làm giảm lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp, nhất là các khớp ở xa (bàn tay, bàn chân). Khuyến khích dùng thức ăn, nước uống có nhiệt độ ấm vì sẽ bổ sung thêm nguồn nhiệt để làm ấm cơ thể.

Cung cấp cho cơ thể lượng vitamin thiết yếu và bổ dưỡng
Cung cấp cho cơ thể lượng vitamin thiết yếu và bổ dưỡng

Thấp khớp Nam Dược – Điều trị hiệu quả các bệnh về xương khớp

Thấp khớp Nam Dược với các thành phần hoàn toàn tự nhiên là sản phẩm có công dụng khu phong tán hàn trừ thấp nhằm làm cho khí huyết lưu thông ở cân xương, đưa khí độc ra khỏi cơ thể, bồi bổ khí huyết. Đồng thời thuốc còn có khả năng phòng chống các biến chứng và phục hồi các chức năng bình thường của khớp.

Thành phần

  • Tang ký sinh: Có tác dụng trừ phong thấp, khỏe gân cốt, bổ gan thận. Đây là vị thuốc có vị đắng, tính ôn khi kết hợp cùng một số vị thuốc như Độc Hoạt, Đỗ Trọng đem lại hiệu quả rất tốt trong việc khu phong tán hàn trừ thấp nhằm làm cho khí huyết lưu thông ở cân xương, đồng thời có tác dụng phục hồi chức năng bình thường của khớp
  • Đỗ trọng: Là vị thuốc giúp ôn thận, tráng dương, bổ can thận, làm khỏe gân cốt, hạ huyết áp, ổn định mỡ máu, trấn tĩnh giảm đau, tăng cường sinh lực. Sử dụng chữa các trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai đau lưng mỏi gối, liệt dương
  • Độc hoạt: Chuyên dùng trong các trường hợp phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức bất kể đau lâu hay mới đau
  • Ngưu tất: Giúp giảm mỡ máu xấu, làm khớp trơn chu, trừ phong hàn, trừ thấp, làm hết đau
  • Phòng phong: Có tác dụng giảm đau, giảm co rút, đuổi tà khí, trừ phong thấp
  • Bạch chỉ: Có tác dụng trừ phong, giải biểu, giảm sưng tấy, thải mủ, trừ thấp, giảm đau
  • Tục đoạn: Công dụng chính giúp bổ can thận, hoạt huyết, mạnh gân cốt, giúp xương chắc khỏe
  • Bổ cốt chỉ: Tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh sáp niệu, xương khớp déo dai, phòng tái phát
Thấp khớp Nam Dược
Thấp khớp Nam Dược

Công dụng

  • Hỗ trợ điều trị chứng phong thấp, chỉ thống
  • Trừ phong thấp làm cho khí huyết lưu thông ở cân xương, đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra khỏi cơ thể
  • Giúp bổ can thận, chỉ thống, mạnh gân xương, trị thắt lưng, đầu gối mỏi yếu, phong thấp tê đau.
  • Có tác dụng an thần, hoạt huyết, trợ dương

Hiện nay, sản phẩm Thấp khớp Nam Dược được phân phối trên hệ thống các nhà thuốc, đại lí trên toàn quốc. Để được mua hàng đúng giá, đúng chất lượng, quý khách hàng có thể liên hệ tới công ty:

Khách hàng khi mua hàng xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH Dược phẩm Ích Nhân
Trụ sở: Lô A18/D7 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: 0964 807 488 (Ms. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ

2. Khách hàng mua đại lí liên hệ:  0936 344 369

3. Khách hàng mua xuất khẩu liên hệ: 0983 837 488

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !