Sức khỏe đời sống
Bị bệnh trĩ nên ăn nên kiêng gì?
Hiện nay công việc phải ngồi nhiều, ăn uống không được chú tâm sinh ra nhiều bệnh lý, đặc biệt các căn bệnh về đường hậu môn thì trĩ luôn là một căn bệnh phổ biến với tỉ lệ người mắc cao nhất. Người xưa có câu “Thập nhân cửu trĩ” tức “trong 10 người thì có 9 người mắc bệnh trĩ””, đây là bệnh lòi dom ở Việt Nam chiếm 30%-50% dân số người mắc, chủ yếu do các đám rối quanh hậu môn bị căng giãn quá mức làm các mô xung quanh hậu môn bị sưng hình thành búi trĩ. Tình trạng này ngày càng phổ biến khiến rất nhiều người lo lắng nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời bệnh sẽ chuyển biến xấu về sau và rất khó chữa.
Bệnh trĩ được chia ra làm 3 dạng là bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:
- Bệnh trĩ nội: Trĩ nội là tình trạng mà các tĩnh mạch bên trong ống hậu môn và trực tràng sưng lên và tạo thành các búi trĩ, được chia làm nhiều các cấp độ khác nhau, cấp I và cấp II là những cấp độ nhẹ khi các búi trĩ chưa lòi ra ngoài. Ở những cấp độ nặng hơn (cấp III và cấp IV) các búi trĩ dễ sa ra ngoài khiến hậu môn bị viêm nhiễm, người bệnh phải chịu đau đớn, mặc cảm.
- Bệnh trĩ ngoại: Bệnh trĩ ngoại là tình trạng các nếp hậu môn bị sưng và căng phồng do chèn ép của các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, do nhiễm trùng và tụ máu gây ra, các búi trĩ ngoại thường lồi hẳn ra bên ngoài nên dễ dàng sờ và nhìn thấy được.
- Bệnh trĩ hỗn hợp: Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, khi các búi trĩ bên trong ống hậu môn sa xuống kết hợp búi trĩ ngoại bên ngoài hậu môn tạo thành một búi trĩ lớn gây nên bệnh trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch, khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch giãn, phình ra. Bệnh nặng búi Trĩ to có thể làm cho máu đông lại thành cục gây tắc nghẽn. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ nhưng chủ yếu là do nóng trong, táo bón. Vì vậy đối với người bị bệnh trĩ cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý, hài hòa để hạn chế bệnh phát triển.
Chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ là một trong những biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt. Không những vậy còn giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tái phát, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu:
Người bị trĩ nên ăn gì? Uống gì?
Ngoài những biện pháp chữa trị hiệu quả, người bị trĩ nên có chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh tránh để lâu nguy cơ bệnh nặng thêm rất khó chữa, đồng thời còn xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.
Người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân. Một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau… Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.
TVC tìm hiểu người bị trĩ nên ăn - kiêng gì
Ngoài ra, các nước mát như nước ép rau má, nước ép rau diếp cá, nước ép cà rốt và các loại nước ép hoa quả đặc biệt tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và phòng ngừa bệnh, giúp giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch.
Bên cạnh việc uống nhiều nước mỗi ngày, bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển. Các món cung cấp nhiều chất xơ như: đậu phụ, ngũ cốc, rau củ quả nhiều chất xơ như ngô, lê, táo, đu đủ, mâm xôi, bí ngô, cam, chuối, bơ, bông cải xanh, cải bắp…
Các loại rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau diếp cá, rau lang có tính mát, nhuận tràng giúp tiêu hóa dễ dàng. Củ khoai lang cũng rất tốt đối với người bệnh Trĩ, nên ăn thêm khoai lang luộc vào các bữa phụ. Nên ăn các loại bưởi, cam, quýt vừa giúp thanh nhiệt, vừa cung cấp nhiều chất xơ. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm chuối. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.
Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: Gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen)…
Người mắc bệnh trĩ nên kiêng ăn uống gì?
- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu và những thực phẩm chứa chất cafein.
- Không nên ăn mặn nhiều vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.
- Những gia vị cay, nóng như: Ớt, hồ tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
- Nước ngọt có ga cũng nên hạn chế vì làm tăng áp lực trong khung ruột.
- Giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la vì không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn.
- Không nên ăn đồ ăn quá nhiều chất mỡ hoặc đồ rán… Bởi đồ ăn chứa nhiều chất béo thường gây khó tiêu và làm cơ thể dễ bị nóng trong. Điều này có thể làm cho bệnh trĩ của bạn có thể bị nặng hơn.Kiêng tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng trước đó.
Chế độ sinh hoạt khoa học cho bệnh nhân trĩ
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một thời điểm cố định, không nên rặn khi đi vệ sinh.
- Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, không nên dùng giấy lau.
- Cần có chế độ nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại đối với những người công việc đứng lâu hoặc ngồi nhiều khoảng 5 phút mỗi tiếng.
- Không làm các công việc nặng nhọc, khuân vác nặng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày (tốt nhất là đi bộ). Không tập các môn thể thao nặng như cử tạ, chạy, erobic…
- Tập thót hậu môn 30-50 lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya, nên giữ nếp sinh hoạt điều độ.
Bên cạnh đó, người bị trĩ có thể tham khảo thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thăng trĩ Nam Dược được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần tự nhiên kết hợp giữa bài Bổ trung thăng khí với các vị thuốc Nam đặc hiệu như Hoa hòe, cỏ mực, vừng đen, qua đó, giúp:
- Cầm máu, làm dịu cơn đau và cảm giác khó chịu do búi trĩ gây ra.
- Bổ trung, thăng khí, làm bền vững thành mạch, giúp co búi trĩ.
- Nhuận tràng, chống táo bón, bổ dưỡng tỳ vị, kích thích ăn uống giúp cơ thể mạnh khỏe, phòng ngừa bệnh tái phát.
- Trừ đàm thấp, viêm nhiễm, làm sạch tổ chức hoại tử và tái tạo tổ chức mới, nhanh chóng ổn định bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Đây là một bài thuốc đông y, có hiệu quả tốt trong việc cầm máu, giảm đau sưng cho người bệnh. Tuy nhiên, điều trị có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, tác dụng của thuốc cũng chậm hơn so với các loại thuốc tây.
TVC giới thiệu Thăng trĩ Nam Dược
Hiện sản phẩm được phân phối rộng rãi ở các quần thuốc trên toàn quốc, nhưng để mua được hàng chính hãng, đúng chất lượng, đúng giá quý khách hàng có thể mua hàng trực tiếp tại đây hoặc đến công ty:
Công ty Cổ phần Nam Dược
Trụ sở: Lô A7/D21, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: 0964 807 488 (Ms. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ
2. Khách hàng mua đại lí liên hệ: 0936 344 369
3. Khách hàng mua xuất khẩu liên hệ: 0888 562 488
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !