Bệnh tiểu đường là gì, có nguy hiểm không?
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Sức khỏe đời sống

Bệnh tiểu đường là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường là gì, có nguy hiểm không?

Tính đến đầu tháng 6 năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, con số này được dự báo sẽ tăng lên rất nhiều vào cuối năm 2018 và những năm sau đó. Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao sau ung thư và HIV. Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm.

 Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền, do thiếu insulin. Tiểu đường được người ta ví như là "tên sát nhân âm thầm" gây nguy hiểm trực tiếp đe dọa tới tính mạng của con người.

Đi khám và kiểm tra phát hiện Bệnh tiểu đường
Đi khám và kiểm tra phát hiện Bệnh tiểu đường

Có 3 loại bệnh tiểu đường chính:

- Loại 1 (Type 1): Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.

Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.

- Loại 2 (Type 2): Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.

- Đái tháo đường thai kỳ: Cứ 100 người phụ nữ mang thai sẽ có 3 người bị bệnh tiểu đường thai kỳ Xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24-28 và sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

6 dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh tiểu đường

  • Cảm giác đói cồn cào
  • Da đổi màu
  • Mắt tinh hơn
  • Ngứa ngáy không ngừng
  • Giảm thính lực
  • Đi tiểu đêm nhiều lần
Đi tiểu đêm nhiều lần là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Đi tiểu đêm nhiều lần là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Khi bạn thấy bản thân có một trong những dấu hiện trên hoặc có triệu chứng khát nước nhiều, tiểu nhiều thì rất có thể đã bị tiểu đường type 1 hoặc 2. Hãy đến ngay các cơ sơ y tế để khám hoặc sử dụng các phương pháp xét nghiệm tại nhà như dùng máy đo đường huyết hoặc HbA1C để biết được bạn có bị tiểu đường hay không.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Báo VnExpress từng đưa tin: sau 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần, từ gần 3% dân số lên đến 5,4%. Ước tính Việt Nam có khoảng 3 triệu người bệnh. Tiểu đường biến chứng từ từ song hậu quả của bệnh là rất nghiêm trọng: đột quỵ, mù lòa,suy thận... Bệnh tiểu đường biến chứng nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được nếu như phát hiện sớm và kịp thời điều trị.

Những biến chứng của bệnh tiểu đường
Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường gây nhiều biến chứng cho người bệnh như:

  • Bệnh tim mạch: người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Suy thận:  do lượng đường trong máu cao khi bị tiểu đường chính là nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận.
  • Bệnh về mắt: Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ bị bệnh võng mạc mắt cao hơn người bình thường. Lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa.
  • Bệnh thần kinh: Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng đa số người bệnh tiểu đường mắc phải.
  • Chậm lành vết thương: Lượng đường cao trong máu làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương khó lành hơn

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép. Cùng với đó là kết hợp chế độ ăn uống khoa học và hợp lí, hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích. Thường xuyên tăng cường tập thể dục để nâng cao sức khỏe,…

Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách hiệu quả để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó điển hình các loại thảo dược từ tự nhiên có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết. Bạn có thể tham khảo tại đây.

Ngay từ bây giờ bạn hãy lên tìm hiểu để phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường kịp thời để bảo vệ cơ thể và sức khỏe.

Chúc bạn thành công!

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !