Sức khỏe đời sống
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Hiện nay, trĩ là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống “không trừ một ai”, theo thống kê người mắc bệnh trĩ cao khoảng 60% dân số trên 90 triệu dân trong bệnh lý vùng hậu môn. Đặc biệt là với bà mẹ mang thai là niềm hạnh phúc lớn lao của người phụ nữ, nhưng cũng không ít bà bầu lo lắng về việc bị bệnh trĩ có thể ảnh hưởng tới thai nhi hay có thể sinh thường hay không? Để giải tỏa nỗi lo lắng này chúng tôi cung cấp thêm một số thông tin bổ ích giúp giảm bớt thắc mắc của các mẹ sau đây:
Phụ nữ mang thai thường thay đổi sinh lý cùng những thói quen sinh hoạt nên nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Vậy việc điều trị trĩ cho bà bầu gặp nhiều khó khăn bởi bên cạnh đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ còn phải tính đến sự an toàn cho thai nhi.
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là bệnh rất phổ biến có đến hơn 50% ở các bà bầu, do căng dãn quá mức các tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn gây xuất huyết, viêm sưng, thường mắc bệnh ở giai đoạn đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Bệnh trĩ là bệnh lòi dom theo dân gian, bệnh được tạo thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn bị giãn quá mức.
Dấu hiệu nào để nhận biết bệnh trĩ?
Biểu hiện ban đầu chỉ có cảm giác ngứa đôi chút, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Bệnh trĩ ở cấp độ nặng, mẹ bầu có thể sờ được bên ngoài hậu môn gọi là sa búi trĩ, gây cảm giác vướng víu, khó chịu và dễ làm tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, gây viêm sưng, hay nhiễm trùng búi trĩ.
Để nhận biết bệnh trĩ không phải là điều khó khăn, chỉ cần chú ý:
– Khi bị trĩ người bệnh sẽ thấy đau rát hậu môn trong mỗi lần đại tiện, có cảm giác khó chịu.
– Khi đại tiện xong có cảm giác đại tiện chưa hết, cảm giác đại tiện khó.
– Có thể thấy máu dính kèm theo giấy vệ sinh hoặc phân
– Có cảm giác ngừa ngáy, cộm ở hậu môn
Nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ?
Một số nguyên nhân gây trĩ là do lượng máu lưu thông trong cơ thể mẹ tăng lên khi mang thai, làm giãn nở các tĩnh mạch. Những tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn cũng sẽ trở nên uể oải và căng phình lên, đặc biệt khi tử cung ngày càng to theo sự phát triển của thai nhi sẽ làm gia tăng sức ép lên các tĩnh mạch này nên gây ra chứng táo bón khi mang thai. Nếu chứng táo bón kéo dài không được điều trị thì sẽ gây nên bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày không khoa học như mẹ bầu ăn ít rau xanh, căng thẳng, mệt mỏi, nhịn đi vệ sinh cũng dễ dàng gây nên bệnh trĩ.
Phân loại bệnh trĩ có khó?
Dựa vào những biểu hiện và nguyên nhân của bệnh trĩ, Y học hiện đại chia làm 3 loại: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội là dạng trĩ hình thành ở trên đường lược do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày và có thể gây ra các biến chứng như: Nhiễm trùng, mất máu… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ gây nhiều biến chứng: Sưng tấy,viêm nhiễm, tắc mạch, đau đớn…
Trĩ hỗn hợp là dạng trĩ hình thành ở trên đường lược do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, đại tiện ra máu, búi trĩ lòi ra ngoài khi đại tiện và làm cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau đớn…
Những lưu ý cho bà bầu bị bệnh trĩ
- Mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Nên uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh tình trạng táo bón khi mang thai chuyển biến nặng dẫn tới bệnh trĩ.
- Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 15 – 20 phút đi bộ nhẹ nhàng, vận động tập thể dục cơ thể tránh ngồi, nằm lâu một chỗ quá.
- Tuyệt đối không nên nhịn khi có nhu cầu đi vệ sinh sẽ làm tình trạng càng thêm tồi tệ hơn.
Vậy những nguyên nhân, biểu hiện trên về bệnh trĩ thì thắc mắc bà bầu bị trĩ có sinh thường được không hãy xem thông tin dưới đây để giúp bà bầu hiểu và phòng tránh.
Bà bầu bị trĩ có thể sinh thường được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bà bầu bị trĩ vẫn có thể sinh em bé như bình thường nhưng sẽ tùy vào mức độ và diễn biến của bệnh. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý rằng, việc sinh thường sẽ khiến vùng hậu môn chịu một áp lực lớn, búi trĩ có thể sẽ thò hẳn ra ngoài và kèm theo những tổn thương nên khiến tình trạng bệnh ít nhiều diễn biến nặng hơn. Vì thế, nếu muốn sinh thường, tốt nhất mẹ bầu nên điều trị dứt điểm tình trạng bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ lẫn con và hạn chế được nguy cơ bệnh phát triển nặng khi bà bầu bị trĩ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài kèm dấu hiệu chảy máu mủ và thai nhi đã được nhiều tuần tuổi thì biện pháp sinh mổ sẽ là cách giải quyết ổn thỏa nhất giúp hạn chế tình trạng bà bầu rặn sẽ làm tụt xuống hoặc vỡ búi trĩ gây nhiễm trùng.
Phụ nữ mang thai thường bị táo bón và bị trĩ do trong giai đoạn này những thay đổi bên trong cơ thể cùng với sự phát triển của thai nhi tạo ra áp lực đè lên tĩnh mạch vùng chậu khiến cho tính mạch ở khu vực này bị căng giãn quá mức hoặc sưng lên, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ.
TVC giới thiệu chữa bệnh trĩ khi mang thai
Để phòng tránh bị trĩ khi mang thai mẹ bầu nên:
Có chế độ ăn uống hợp lý đủ chất, đảm bảo lượng nước, rau và trái cây mỗi ngày.
Khi mang thai nên duy trì tập luyện thể dục hằng ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe và sở thích để lựa chọn hình thức phù hợp nhẹ nhàng giúp cải thiện đường tiêu hóa như tập yoga, đi bộ, bơi, đều rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Tránh việc gắng sức rặn khi đi vệ sinh và chứng bệnh táo bón.
Khi ngủ nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa lưng hay ngồi xổm, đứng quá lâu khi mang thai.
Trên đây là những thông tin thông giúp mẹ bầu tham khảo để vượt qua nỗi lo lắng bị trĩ khi mang thai, giúp các mẹ hãy tự tin để đón chờ thành viên mới mạnh khỏe hạnh phúc.
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !