Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển thương hiệu, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh chính thức được thành lập vào ngày 23/05/2006. Với thế mạnh của một nhà sản xuất các sản phẩm ẩm thực dân tộc được kết hợp khéo léo với nét hiện đại như bánh cốm, bánh trung thu, chè lam, kẹo lạc, kẹo vừng, bánh phu thê, bánh xu xê, bánh chả, bánh xốp… Đến nay, Bảo Minh đã, đang và luôn khẳng định được uy tín và chất lượng của mình đối với người tiêu dùng.
Bảo Minh không chỉ phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm mang giá trị dinh dưỡng mà còn chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc. Luôn mong muốn đem đến cho khách hàng những gì tinh túy và thân thuộc nhất, Bảo Minh không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm bánh mứt kẹo mang nét văn hóa đặc trưng của người Hà Thành.
Kẹo vừng Bảo Minh – Đặc sản hương vị Hà Thành
Qua bàn tay của các nghệ nhân từ xa xưa kẹo vừng đã trở thành món quà quê dân dã gắn liền với kí ước tuổi thơ của bao thế hệ người Việt. Kẹo vừng Bảo Minh có vị ngọt thanh của mạch nha, thơm bùi của vừng lạc, ăn vào miệng vừa giòn vừa tan. Có lẽ không có gì hạnh phúc hơn việc được ngồi quây quần cùng nhưng người thân trong gia đình, thưởng thức một chén trà nóng cùng những chiếc kẹo thơm ngon.
Kẹo vừng Bảo Minh giòn tan, ăn không dính răng, có vị béo và thơm ngậy của vừng cùng với độ ngọt vừa phải của đường và mạch nha là một thứ quà vặt tuyệt vời. Kẹo vừng chính là đặc sản của vùng Sìu Châu, Nam Định. Vô cùng mộc mạc giản dị với cái tên vừng thanh để nói về thành phần chính của kẹo là vừng và dạng thanh. Tuy là một món quà vô cùng dân dã nhưng để làm ra một thanh kẹo vừng đạt tiêu chuẩn không phải là điều đơn giản.
Kẹo vừng trong kí ức tuổi thơ
Trong kí ức của mỗi người Việt, kẹo vừng kẹo lạc như một người bạn nhỏ giản dị gắn bó, chứa đựng không biết bao nhiêu kỉ niệm. Những thanh kẹo vừng của bà bán nước ngoài ngõ, phần quà mỗi khi mẹ đi chợ về đã từng là món quà vô giá. Hay trưa hè không ngủ, mấy đứa trẻ lại rủ nhau nhặt ống bơ đổi cho đồng nát lấy tiền rồi mua que kem mút cái kẹo lạc thanh kẹo vừng.
Kẹo vừng giòn, năm sáu đứa chia nhau bẻ đôi đến khi không bẻ được nữa, mỗi đứa một miếng con con bằng đầu ngón tay nên cứ liếm mút cái vi ngọt của đường mãi không dám ăn vì sợ hết. Thanh kẹo bẻ đôi không đều, hai chi em còn giành nhau phần thiệt hơn cuối cùng kẹo không ăn được mà lại nhận thêm mấy phát roi.
Thời ấy, hạnh phúc chính là những thanh kẹo vừng trên đĩa gốm nâu cũ đặt cạnh ấm nước chè xanh. Bố nhai thanh kẹo giòn rồm rộp lại nhâm nhi ngụm nước chè, rít điếu thuốc lào rồi nói chuyện đồng áng. Ông bà già răng yếu bẻ thanh kẹo vừng thành từng miếng nhỏ, mà nhai mãi cũng không xong. Mấy đứa trẻ có một cách ăn kẹo vừng rất hay, là ăn hết vỏ vừng bên ngoài rồi mới nhai đến phần nhân mạch nha và đường bên trong.
Kẹo vừng giản dị là thế mà chứa đựng trong đó không biết bao nhiêu sự bình yên hạnh phúc của bao thế hệ người Việt mà trong xã hội hiện đại ngày nay thật khó để có thể tìm lại.
Nguồn gốc của đặc sản kẹo vừng
Kẹo vừng là món quà ăn vặt của người dân miền Bắc, vốn là đặc sản của Nam Định xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XIX, do ông Đỗ Phúc Nhật quê ở Hưng Yên lên Nam Định lập nghiệp với nghề làm kẹo lạc, kẹo vừng nổi tiếng. Cửa hàng kẹo của ông vốn gần phố Thiều Châu (phố của người Hoa) nên lúc đầu mọi người gọi là “kẹo ở gần Thiều Châu, sau này chỉ còn gọi là “kẹo Sìu”.
Từ xa xưa, khi đến với đất Nam Định mọi người đều không quên mua những gói kẹo vừng kẹo lạc. Chính chất đồng phì nhiêu với giống vừng ngon đã làm nên loại kẹo nổi tiếng này. Muốn có được thanh kẹo vừng ngon phải chọn lựa hạt vừng thật kĩ, sàng sảy cho hết những bụi bẩn, chọn lấy những hạt to và chắc sau đó vừng được cà trắng mịn.
Thêm đánh giá