CẨM NANG DU LỊCH
Nhà Hát thành phố Hải Phòng - Kiệt tác kiến trúc mang nhiều giá trị
Hải Phòng thành phố cảng lâu đời nằm bên bờ biển đông có vị trí trọng yếu về kinh tế và an ninh quốc phòng, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời. Nơi đây có một di tích lịch sử văn hóa luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Hải Phòng, nơi đã ghi dấu những chứng tích lịch sử, những chiến tích của quân và dân thành phố trong hai cuộc kháng chiến trước đây.
Ngày nay đã chứng kiến chứng đổi thay mạnh mẽ của thành phố đó chính là Nhà Hát Thành Phố mà người Hải Phòng vẫn quen gọi là Nhà Hát Lớn. Cùng với Nhà Hát Lớn Hà Nội và Nhà Hát TP.HCM, Nhà Hát thành phố Hải Phòng là một trong những kiến trúc văn hóa của một giai đoạn lịch sử kiến trúc Việt Nam.
Hải Phòng ngoài những bãi biển đẹp cát trắng mịn thơ mộng cũng những danh lam thắng cảnh hữu tình thì còn có những điểm du lịch lý tưởng mà bạn nên tìm hiểu và cảm nhận nó mỗi khi đến với thành phố hoa phượng đỏ. Nằm ngay giữa trung tâm thành phố Nhà Hát Lớn Thành Phố sẽ là điểm đến hấp dẫn bạn không nên bỏ lỡ, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Nhà Hát Thành Phố nhé!
Giới thiệu Nhà Hát Thành Phố
Nhà Hát được xây dựng vào đầu những năm thế kỷ 20, từ năm 1904 đến năm 1912 trên nền chợ cao ráo rộng rãi của làng cổ An Biên xưa kia. Nằm ở trung tâm nội thành nay thuộc quận Hồng Bàng, Nhà Hát Thành Phố do kiến trúc sư người Pháp thiết kế công phu kiểu cách theo nguyên mẫu Nhà Hát Lớn Paris.
Với những trí hoa văn, phù điêu độc đáo được bố cục hài hòa có giá trị thẩm mỹ cao, khi cách mạng tháng 8 thành công Nhà Hát Thành Phố là một trong những căn cứ quan trọng của chính quyền cách mạng còn non trẻ, là nơi diễn ra các hoạt động chính trị có quy mô lớn.
TVC giới thiệu 3 Nhà Hát Lớn của Việt Nam mang đậm kiến trúc Pháp
Ngày 23/8/1945, hàng vạn nhân dân Hải Phòng, Kiến An đã đổ về quảng trường Nhà Hát Thành Phố họp mít tinh đón chào sự kiện ủy ban cách mạng lâm thời ra mắt đồng bào. Nhà Hát Thành Phố cũng là nơi tổ chức tuần lễ vàng quên góp ủng hộ cách mạng. Ngày 20/10/1946, Nhà Hát và các đường phố Hải Phòng được trang hoàng rực rỡ cờ hoa đón Bác Hồ từ Pháp trở về. Bác đã tham dự mít tinh tại Nhà Hát vào tháng 10/1946.
Ngày 20/10/1946, tại Nhà Hát Thành Phố đã diễn ra trận đánh ác liệt không cân sức giữa một tiểu đoàn quân đội Viễn chinh Pháp có xe tăng, xe bọc thép iểm trợ với 34 chiến sĩ tự vệ tuyên truyền viên do Trung đội trưởng Đặng Kim N chỉ huy, trước tình thế bị bao vây cô lập hoàn toàn các chiến sĩ của ta đã dũng cảm chiến đấu hy sinh đến người cuối cùng để bảo vệ Nhà Hát gây cho địch nhiều thiệt hại.
Sau ngày giải phóng Hải Phòng 13/5/1955, Nhà Hát Thành Phố đã trở thành địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội phục vụ nhân dân, nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố.
Sau gần 1 thế kỷ trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh Nhà Hát Thành Phố bị xuống cấp trầm trong và đã nhiều lần được sửa chữa, tu bổ và được nâng cấp trở nên đẹp hơn, hiện đại hơn cùng với Hồ Tam Bạc, tượng đài nữ tướng Lê Chân, khu vực quán hoa, đài phun nước màu, dải vườn hoa trung tâm. Nhà Hát Thành Phố là một điểm nhân tạo nên một quần thể không gian đẹp và tô điểm cho thành phố.
Nhà Hát cao 2 tầng với sức chứa 400 khán giả, không gian đầu tiên ngay cửa vào chính là sảnh với hai cầu thang bằng gỗ dẫn lễn tầng 2. Ở tầng 2 phòng gương là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng gây ấn tượng bằng những bức tranh tường cầu kỳ mang phong cách cổ điển Pháp.
Phòng khán giả với sân khấu lớn, hai tầng ghế có sức chứa 400 chỗ ngồi, phía trên sân khấu có để tượng Thần âm nhạc, vị Thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Không gian nội thất Nhà hát như là sự tổng hòa của các yếu tố ánh sáng, màu sắc và âm thanh.
Nhà Hát Thành Phố - Mang đậm kiến trúc Pháp
Nằm ở trung tâm thành phố Nhà Hát là điểm được tiếp nối bởi các kiến trúc Pháp, Hoa, Việt, quá trình xây dựng từ năm 1904 đến 1912 mới hoàn thành. Toàn bộ nguyên vật liệu được chuyển từ Pháp sang, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Nhà Hát cơ bản vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.
Nhà hát thành phố là di tích mang nhiều mặt giá trị di sản, giá trị kiến trúc nghệ thuật là tiêu biểu nhất. Từ thiết kế bản vẽ, vật liệu xây dựng đến các thức hoa văn trang trí trong công trình đều có xuất xứ Âu châu, mang nét đẹp kiến trúc “Tân cổ điển”, trang trí mỹ thuật, hội họa mang phong cách lãng mạn Pháp, mặt tiền quy mô rộng lớn... Nhà hát thành phố được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Các kiến trúc sư khi xây dựng Nhà Hát đã tận dụng các đường cong để tạo nhịp điệu và những không gian phong phú sinh động. Bước vào bên trong Nhà Hát một không gian ấm cúng nhưng không kém phần sang trọng hiện ra trước mắt du khách.
Về hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Hải Phòng những năm cuối thế kỷ 19, tác giả Claude Bourrrin trong tác phẩm “Bắc Kỳ xưa” viết: “Ngày 11-5-1889, trong phòng lớn của khách sạn Thương mại (Hotel de commerce), Hiệp hội Âm nhạc vừa mới thành lập đã có buổi biểu diễn hòa nhạc lần đầu trước công chúng”. Trong những năm này, các đoàn nghệ thuật ở Pháp, Sài Gòn, Hà Nội thường xuyên xuống Hải Phòng tổ chức biểu diễn tại các khách sạn, rạp chiếu bóng. Nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người Pháp cũng như một bộ phận người Việt ở Hải Phòng ngày một lớn, đòi hỏi cần phải có một nhà hát. Bởi vậy sự ra đời của Nhà hát thành phố là một nhu cầu tất yếu.
Nhà hát thành phố được khởi công vào năm nào, đến nay chúng tôi chưa tìm thấy tư liệu. Song với một công trình có quy mô kiến trúc lớn, được trang trí các họa tiết hoa văn, tranh vẽ trần, tường và các phù điêu tinh tế, sống động, đồng thời mọi vật liệu lại được chuyển từ Pháp qua cảng Hải Phòng, đòi hỏi thời gian xây dựng phải mất nhiều năm.
Vào năm 1898, các buổi biễu diễn nghệ thuật được tiến hành trong một nhà kho được cải tạo tạm kề bên Nhà hát lớn hiện nay, lúc đó đang được xây dựng. Kiến trúc sư thiết kế xây dựng Nhà hát thành phố Hải Phòng theo Claude Bourrrin là ông Bourdeand.
Nhà hát thành phố mang nhiều mặt giá trị, các giá trị đều gắn bó sâu sắc với trang sử vẻ vang thời cận, hiện đại của Hải Phòng. Về giá trị văn hóa: Bản nguyên là một thiết chế văn hóa cho nên Nhà hát thành phố là một công trình có giá trị văn hóa tiêu biểu, điển hình. Từ khi được đưa vào hoạt động, nhà hát là nơi tổ chức sinh hoạt chính trị, biểu diễn văn nghệ dưới thời Pháp thuộc.
Từ mặt thiết kế đến vật liệu xây dựng và các thức hoa văn trang trí kiến trúc hoàn toàn là hình mẫu, là sản phẩm của văn hóa châu Âu, Nhà hát thành phố là công trình kiến trúc mang phong cách “Tân cổ điển”, kế thừa nét đẹp kiến trúc Hy - La cổ đại và phối hợp đường nét, hình khối Baroc chắc khỏe; trang trí mĩ thuật, hội họa mang phong cách lãng mạn Pháp, tinh tế, chi tiết, chuẩn mực.
Bên cạnh đó, không gian nội thất Nhà hát thành phố như một bảo tàng mỹ thuật sống động, đa sắc màu, giàu truyền thuyết Hy - La với các hoa văn trang trí dày đặc, tỉ mỉ, trau truốt, tạo cho nơi đây trở thành một không gian nghệ thuật đầy ấn tượng.
Nhà Hát Thành Phố là một công trình văn hóa tiêu biểu, đặc sắc, nằm giữa trung tâm thành phố và đồng thời với quy mô rộng lớn, nơi đây luôn là địa điểm được ưu tiên tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, chính trị xã hội và hoạt động du lịch lễ hội của thành phố Hải Phòng hằng năm. Đây cũng là điểm tham quan được bạn bè, du khách gần xa ưa thích khi tới thăm đất Cảng.
Nhà hát thành phố Hải Phòng – Di tích chứa đựng nhiều giá trị lịch sử
Được xây dựng từ năm 1912, Nhà hát thành phố Hải Phòng là di tích chứa đựng nhiều giá trị di sản. Đây là một trong ba nhà hát Lớn ở Việt Nam được xây dựng theo kiến trúc Pháp. Thời Pháp thuộc, nhà hát lớn là nơi sinh hoạt chính trị, văn hoá của người Pháp và những người bản xứ giàu có. Chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng trong nước mới được biểu diễn tại đây và chỉ người giàu có mới đủ tiền mua vé vào xem.
Nằm ở trung tâm thành phố, nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh... có sân khấu với khán phòng 400 ghế. Trên tầng 2 có các cửa hình mái vòm theo kiểu Gôtích. Trần nhà hát hình vòm, tạo tiếng vang và làm tôn thêm chiều cao nhà hát. Vòm trần trang trí lộng lẫy với những lẵng hoa và ghi tên các nhạc sĩ, kịch sĩ châu Âu lừng danh: Mozard, Betthoven, Moliere...
Nét đẹp bên trong Nhà hát được tôn lên nhờ phong cách kiến trúc của nền văn minh Pháp thế kỷ XIX. Nét đẹp bên ngoài Nhà hát thể hiện sự phát triển của một xã hội hiện đại: có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, có đài phun nước màu nghệ thuật, những đèn hoa lung linh sắc màu trải dài trên cành phượng vĩ. Sự kết hợp hài hoà giữa hiện đại và cổ kính tạo nên một Nhà hát đẹp, ấn tượng, quyến rũ với du khách tham quan.
Nhà hát thành phố Hải Phòng cũng là một chứng nhân của giai đoạn lịch sử kháng chiến chống Pháp. Ngày 23-8-1945, hàng vạn nhân dân Hải Phòng mít tinh, biểu tình tại Nhà hát thành phố, thành lập chính quyền cách mạng, đánh dấu một mốc son trong lịch sử cách mạng Hải Phòng. Cũng nơi đây, ngày 20-11-1946, diễn ra trận chiến đấu oanh liệt bảo vệ thành phố, bảo vệ Nhà hát của bộ đội ta trước sự gây hấn của quân Pháp. Đây là cuộc tập dượt bước đầu quan trọng cho quân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19-11-1946).
Với những giá trị to lớn về giá trị văn hóa, lịch sử về kiến trúc nghệ thuật, tháng 12-2015, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã ký quyết định công nhận Nhà hát thành phố là Di tích cấp quốc gia. Tối 6-5, tại chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ lần thứ 5- Hải Phòng 2016, Nhà hát thành phố đón nhận Bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Hiện nay, tại Bảo tàng Hải Phòng đang trưng bày bức ảnh Nhà hát thành phố được chụp vào ngày 12-5-1909, có lẽ đây là hình ảnh sớm về công trình Kiến trúc này. Theo nhận định của các nhà sử học, Nhà hát Hải Phòng được xây dựng vào những năm cuối của thế kỷ 19, hoàn thành vào năm 1900, cùng năm khánh thành Nhà hát lớn Sài Gòn, sớm hơn Nhà hát Hà Nội 11 năm (1911). Sau nhiều lần tu sửa, cải tạo (các năm 1985; 2001 - 2003; 2008), Nhà hát thành phố được bảo tồn, là một biểu tượng tự hào của người dân Hải Phòng.
Đứng trước Nhà Hát Lớn Hải Phòng du khách sẽ có cảm giác vừa quen vừa lạ khi công trình được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ mang đặc điểm hùng vĩ tráng lệ Nhà Hát Lớn Hải Phòng được xem như một trong những công trình kiến trúc lớn nhất thời bấy giờ.
Nhà Hát Thành Phố một di tích lịch sử văn hóa có giá trị của thành phố nằm trên địa bàn quận Hồng Bàng là nơi thường diễn ra những hoạt động chính trị, chứng kiến những bước phát triển của thành phố. Vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn chào mừng các sự kiện lịch sử trọng đại hay vào thời khắc chào đón năm mới. Hàng ngàn người dân thành phố hân hoan đổ về quảng trường Nhà Hát để tham dự các hoạt động được tổ chức tại đây.
Sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và cổ kính tạo nên một Nhà Hát đẹp ấn tượng quyến rũ với du khách tham quan. Nhà Hát không chỉ là điểm nhấn của trung tâm thành phố mà còn là nơi chứng kiến sự trưởng thành và phát triển của Hải Phòng.
Nhà Hát Thành Phố còn là nơi sinh hoạt thưởng thức nghệ thuật của đông đủ các tầng lợp nhân dân lao động thành phố cảng nói chung và của nhân dân quận Hồng Bàng nói riêng. Chứng kiến bao thời khắc huy hoàng của lịch sử chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nhà Hát Thành Phố là một công trình lịch sử văn hóa góp phần vào hệ thống các công trình để xây dựng thành phố Hải Phòng là một thành phố đô thị loại 1, trung tâm cấp quốc gia văn minh và giàu đẹp. Đã từ lâu in sâu trong mỗi tiềm thức của người dân, mỗi du khách khi đặt chân đến mảnh đất hoa phượng đỏ thân thương này!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !