CẨM NANG DU LỊCH
Làng nghề đá Non Nước – Tồn tại gần 400 năm ở Đà Nẵng
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân ngọn núi Thủy Sơn trong hệ thống núi ngũ hành tọa lạc ở phường Họa Hải, quận Ngũ Hành Sơn một địa điểm nổi tiếng của Đà Nẵng với nhiều huyền thoại. Hiện nay các cơ sở sản xuất và kinh doanh của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước chủ yếu tập trung trên 2 tuyến phố chính phố Huyền Trân Công Chúa là nơi tập trung gần 150 cơ sở kinh doanh sản phẩm của làng nghề.
Phố Nguyễn Duy Trinh là nơi đóng chân của hơn 520 cơ sở đá mỹ nghệ Non Nước lớn nhỏ, đây là một làng nghệ hình thành tự phát hoạt động kinh doanh ở ngay trong khu vực đường.
Được hình thành cách đẩy gần 400 năm, nghề đá mỹ nghệ ở Non Nước mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Ngày nay khi nhiều làng nghề thủ công khác phải đối mặt với nguy cơ bị mai một thì làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước vẫn phát triển ổn định với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội ở địa phương.
Đến nay sản phẩm văn hóa phi vật thể làng nghệ đá mỹ nghệ Non Nước đã được xây dựng hoàn thiện và được gửi cho Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét đem vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đến thăm làng nghề đá Non Nước, bạn không chỉ được khám phá một địa điểm du lịch Đà Nẵng vô cùng hấp dẫn với không gian yên bình dưới chân núi Ngũ Hành Sơn mà còn được chiêm ngưỡng sự tài khéo, công phu của những nghệ nhân.
Đến nay mỗi ngày danh thắng Ngũ Hành Sơn đón hàng ngàn du khách đến đây ngắm và thăm quan làng đá mỹ nghệ Non Nước. Gọi là làng nhưng thực ra từ lâu đã là phố, hiện diện khắp nơi là những bức tượng đá các loại, sản phẩm của làng nghề Non Nước mà tục danh xưa gọi là Quán Khái.
Dạo chơi Non Nước vượt qua những bậc đá cheo leo vào thăm quan hòn Thủy Sơn du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy văn bia chữ Hán, được người làng Quán Khái khắc vào vách đá động Vân Thông từ năm Tân Tỵ 1641. Dựa vào văn bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật khắc vào vách đá Động Hoa Nghiêm năm Canh Thìn 1641 và bia mộ các dòng họ Huỳnh, họ Lê còn giữ trong làng.
Ta có thể hiểu thêm về bề dày lịch sử của làng Quán Khái và biết rằng nghề đá nơi đây đã phát triển mạnh từ 400 năm trước. Thuở đó các nghệ nhân trong đoàn lưu dân từ Thanh Hóa vào mở đất đã mang theo nghề đá.
Những người dân Quán Khái chỉ khai thác đá tại chỗ để dùng trong xây dựng và tạo ra một số dụng cụ đơn giản như cối xay, cối giã, đá buộc neo thuyền, đá buộc chài dụ cá, sau đó phát triển thêm các sản phẩm điêu khắc bia mộ, chế tác các tác phẩm nghệ thuật trang trí tại các miếu thờ, lăng tẩm cung đình.
Làng nghề Non Nước – Bốn thế kỷ tạo hình từ đá núi
Nhà thờ Tổ Đá do người dân trong làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đóng góp xây dựng từ năm 1971, người dân trong làng mong muốn đầu tư xây dựng một nhà thờ khang trang để có nơi thờ Tổ trang trọng. Ngày 16.3 âm lịch hàng năm người làng đá tổ chức làm lễ giỗ Tổ Đá với nghi lễ long trọng thể hiện tình cảm của người dân với Ông Tổ làng nghề. Người dân ở đây cũng cử người chuyên trông coi và nhang khói ở nhà Tổ.
Trong làng nghề có nhà có đến 4 đến 5 thế hệ làm nghề chế tác đá, có nhiều nghệ nhân thể hiện nhiều khả năng sáng tạo làm ra những sản phẩm tinh xảo đáng nể phục.
Nằm ngay dưới chân Ngũ Hành Sơn, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở Đà Nẵng, trở thành biểu tượng của thành phố. Chỉ cần nhắc đến Đà Nẵng, mọi người sẽ nhớ ngay đến làng nghề này.
Được hình thành từ giữa thế kỷ 17, khi những người thợ đá ở Thanh Hóa đến lập nghiệp và sinh sống ở dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, đến nay, làng nghề Non Nước đã có gần 500 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ. Hàng năm, nơi này chế tạo ra hàng ngàn sản phẩm vô cùng đặc sắc.
Được làm bằng chính những khối đá cẩm thạch lấy từ núi Ngũ Hành Sơn, các bức tượng đá ở Non Nước có những vẻ đẹp mà không làng nghề đá truyền thống nào có được, đó cũng là một phần lý do mà làng nghề Non Nước trở thành một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng được nhiều người yêu thích.
Bước chân tới làng nghề Non Nước, du khách sẽ nghĩ mình đang lạc vào xứ sở của đá, xung quanh là những hình khối lớn nhỏ. Mỗi khối mang một hình dáng khác nhau như tượng Phật, những vị thánh, vị thần, con thú…. Đó là những tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bằng sự công phu, tài hoa và khéo léo của những người thợ đá ở Non Nước.
TVC giới thiệu làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước
Mỗi tác phẩm – Một kỳ công
Đến thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước, du khách sẽ được tham quan và lựa chọn những món quà lưu niệm hết sức tinh xảo. Mỗi tác phẩm đều là một sự kỳ công đến từng đường nét để tạo tác nên một hình khối đẹp mắt và ý nghĩa.
Để tạo nên một bức tượng đã hoàn chỉnh không phải là điều đơn giản. Từ những khối đá cẩm thạch vô tri, qua bàn tay của nghệ nhân, những khối đá ấy trở nên láng mịn, bóng bẩy, để lộ rõ những vân đá vô cùng đẹp mắt. Vẻ đẹp ấy chỉ tìm được từ đá cẩm thạch – loại đá được lấy từ chính dãy Ngũ Hành Sơn nổi tiếng.
Các sản phẩm từ đá ở làng nghề Non Nước rất đa dạng với bao hình thù từ cổ xưa đến hiện đại như những đồ dùng hàng ngày giản dị hay những linh vật như Long, Ly, Quy, Phượng. Ngoài ra, sản phẩm ở đây còn là bức tượng các vị Phật, Bồ Tát; các bức tượng khắc họa văn hóa Chăm; cả những con vật đáng yêu, đồ lưu niệm nhỏ bé, vô cùng xinh xắn như vòng tay… Tất cả đều được trạm khắc rất khéo léo và tinh xảo. Bất cứ du khách nào đến đây cũng sẽ chọn được cho mình những món quà lưu niệm bằng đá để lưu giữ kỉ niệm về một địa điểm du lịch ở Đà Nẵng cực kỳ thú vị.
Làng nghề Non Nước – Nơi giao thoa của những nền văn hóa
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước là nơi giao thoa hài hòa giữa nền văn hóa Chăm pa với Việt cổ, có sự ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Chăm ở thánh địa Mỹ Sơn. Du khách có thể nhận thấy rõ nét sự ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Chăm trong các tác phẩm của người làng Non Nước từ xa xưa cho đến ngày nay.
Đi tham quan làng nghề, đến thăm các cơ sở chế tác đá, bạn sẽ đặc biệt ấn tượng khi bắt gặp hàng trăm bức tượng Chămpa với nhiều kích cỡ, hình thù khác nhau. Dường như những bức tượng đá ấy không chỉ đơn thuần là đá mà chúng cũng biết cười, biết nói, biết suy tư và trăn trở.
Làng nghề đá Non Nước mang đậm nét văn hóa Chămpa cổ (Ảnh sưu tầm)
Đó là tượng vũ nữ uyển chuyển trong điệu Apsara, tượng thần Indar, Siva, bò Nadin, chim thần Garuda và không thể không nhắc đến là tượng Yoni và Linga.
Khi ngắm nhìn những bức tượng đậm nét Chămpa này, du khách ngỡ mình như đang đứng giữa lòng khu tháp cổ Mỹ Sơn với những cổ tháp phủ bụi thời gian đầy nét rêu phong, u tịch.
Đến đây, khách tham quan sẽ thấy thật bất ngờ trước sự khéo léo của những con người làng Non Nước – họ có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật kỳ công như thế chỉ từ đôi bàn tay.
Trong các điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng, người ta vẫn lựa chọn đến làng nghề Non Nước để được khám phá một làng nghề truyền thống với lịch sử lâu đời. Nơi đây có những con người vẫn đang ngày đêm cần mẫn và kỳ công “Thổi hồn” vào đá để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.
Những sản phẩm ấy được mang đi khắp cả nước và theo chân bạn bè quốc tế đến với nhiều quốc gia trên thế giới. Để mỗi khi nhớ về Đà Nẵng, khách tham quan là lại nhớ đến địa danh Non Nước, một trong những điểm đến ở Đà Nẵng mà ai cũng mong muốn một lần được ghé thăm.
Từ năm 2014, Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Người dân làng đá nghĩ ra sáng kiến độc đáo tạc tượng doanh nhân để đặt trên những phố chính của làng, qua đó vừa làm lan tỏa giá trị lịch sử nét đẹp văn hóa của địa phương vừa góp phần quảng bá sản phẩm làng nghề.
Làng đá ngày nay thật phon g phú, đa dạng đa kích thước, người ta có thể tìm thấy nhiều mặt hàng ở nơi này từ đố trang sức nhỏ gọn tinh tế cho tới các bức tượng trang trí có kích thước cực lớn. Chất lượng sản phẩm chủ yếu ở đây vẫn lại loại đá cẩm thạch, loại đá có rất nhiều tại Non Nước nhưng nguồn gốc đá lại là ở nơi khác đem về, bởi từ nhiều năm nay người dân làng đã cam kết cùng chính quyền địa phương không khai thác đá từ núi Ngũ Hành Sơn để bảo tồn danh thắng.
Du khách khám phá Ngũ Hành Sơn tham quan động Huyền Không, chùa Linh Ứng không khỏi bất ngờ khi gặp những họa tiết Chăm lưu dấu trên Sa Thạnh. Ngàn năm trước nơi đây là nơi đất thiêng của Vương quốc Champa, trải qua bao cuộc bể dâu hồn xưa dấu cũ vẫn vương vấn đâu đây trên từng thớ đá, người đời sau làng đá cũng luôn coi đây là địa chỉ hành hương đồng vọng với tiền nhân.
Đi giữa làng Quán Khái xưa nay đã là những con phố quanh năm tấp nập du khách khắp mọi miền về thăm quan thưởng ngoạn, ngắm gương mặt đá thâm trầm màu cổ thạch, ngước nhìn dáng núi in trên mây trời diễm lệ bỗng nhớ dòng cảm khái của vị cao tăng thuở trước “Biết đâu nghìn năm sau”.
Tọa lạc trong vùng đất Ngũ Hành Sơn ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Champa từ Thánh Địa Mỹ Sơn làng đá mỹ nghệ là sự giao thoa hài hòa của hai nền văn hóa Việt Cổ và Champa mỗi tác phẩm không chỉ được đục đẽo, mài gọt bằng bàn tay khéo léo mà ở đó người nghệ nhân còn gửi gắm tình cảm và thổi hồn cho tác phẩm của mình. Đến nơi đây du khách sẽ được chìm đắm trong thế giới của vô vàn những dòng sản phẩm khác nhau của đá với vẻ đẹp tinh tế đến từng góc cạnh!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !