Với xu thế và trào lưu xe đạp Touring tiện dụng và linh hoat trong cả thành phố và đi đường dài. Hãng xe đạp Nhật Bản với 126 năm kinh nghiệm Maruishi đã nghiên cứu, thiết kế và trình làng sản phẩm xe đạp thể thao Triangle dành cho thị trường khó tính Nhật Bản. Và đã được phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam.
Khi khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm bất kỳ, ai cung mong muốn mua đúng sản phẩm với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chính vì vậy Nghĩa Hải xin cam kết sản phẩm xe đạp thể thao Triangle là 1 sản phẩm chính hãng, chất lượng theo tiêu chuẩn của chính người Nhật chứ không phải là những hàng không được người Nhật sử dụng. Và đây là toàn bộ hỉnh ảnh sản phẩm xe đạp thể thao Triangle tại Nhật Bản để mọi người không phải hoài nghi về nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm.
Chi tiết sản phẩm
- Nguyên thùng đập hộp, mới 100%
- Thương Hiệu hơn 126 năm xuất phát từ Yokohama Nhật Bản ( từ năm 1894 )
- Xe dành cho thị trường nội địa Nhật Bản
- Chất lượng và tiêu chuẩn tại Nhật
- Bảo hành 2 năm
Thông số kỹ thuật xe đạp thể thao Triangle:
- Khung: Hợp kim Thép
- Vành: Hợp Kim nhôm 2 lớp
- Ghi đông/Potang/Cọc yên: Hợp kim nhôm
- Yên xe: Cách điệu
- Phanh: Càng cua, Hợp kim nhôm
- Tay đề số: Shimano 6 tốc độ
- Đùi đĩa: Nhôm
- Xích shimano
- Đùm xe: Maruishi
- Săm/Lốp: 700*23C
- Mayer: Hợp kim nhôm
- Màu sắc: Xanh, Đỏ, Đen
- Chiều cao phù hợp: 1m55 đến 1m85.
Tiêu chuẩn BAA – Tiêu chuẩn an toàn bắt buộc của các dòng xe đạp Nhật Bản
Khi nhắc tới hàng hóa Nhật Bản, rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy vững tin và yên tâm sử dụng. Để đạt được thành công đó, tất cả là nhờ cái tâm của người làm nghề, luôn tâm huyết với sản phẩm, luôn phát huy và phấn đấu để tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Đó chính là những điều đã làm nên giá trị của các sản phẩm đến từ Nhật Bản.
Ngành sản xuất xe đạp cũng vậy. Để đảm bảo mỗi chiếc xe đạp được sản xuất ra an toàn với người sử dụng, Hiệp hội xe đạp Nhật Bản (BAJ) đã ban hành BAA – chứng nhận dành cho xe đạp đô thị được bán tại Nhật Bản kể từ quý ba năm 2004 và đã đạt được thành tựu đáng mong đợi. Từ đó, tiêu chuẩn BAA đã trở thành tiêu chuẩn an toàn bắt buộc của các dòng xe đạp Nhật Bản.
Nguồn gốc của tiêu chuẩn BAA
Chủ tịch hiệp hội BAJ, Yoshizo Shimano chỉ ra rằng nhu cầu về xe đạp theo độ tuổi của người dân Nhật Bản là khoảng 8 – 9 triệu chiếc mỗi năm, thậm chí lên đến 11 triệu chiếc vào những năm trước. Điều này không có nghĩa rằng người dân Nhật Bản có nhu cầu lớn về xe đạp, mà chính là do chất lượng xe đạp quá tồi, không thể dùng được và bắt buộc phải thay thế sau một thời gian ngắn sử dụng.
Không những vậy, có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra có khả năng liên quan đến sử dụng các sản phẩm và các tai nạn nghiêm trọng hơn đã cướp đi tính mạng và cả tài sản của con người.
Để khắc phục tình trạng này, chính phủ đã ban hành một bộ luật đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm vào ngày 14/5/2007 với hi vọng rằng những điều khoản cứng rắn này sẽ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đó chính là lời giải thích cho việc trong vài năm trở lại đây, người tiêu dùng Nhật Bản tự ý thức rất cao về độ an toàn của xe đạp cũng như các sản phẩm tiêu dùng khác. Nhãn BAA đảm bảo rằng chiếc xe hoàn toàn an toàn và đã được qua kiểm duyệt. Ba năm sau khi tiêu chuẩn được áp dụng, tổng cộng đã có 7.6 triệu chiếc xe đạp được dán nhãn này – một thành tựu lớn đối với ngành công nghiệp xe đạp của Nhật Bản.
Chế độ bảo hành 3 năm tại Nhật Bản (1 năm bảo hành là mặc định, thêm 2 năm bảo hành sẽ thu thêm 3000 Yên Nhật).
Bất ngờ với những lợi ích từ xe đạp thể thao
Giảm nguy cơ ung thư
Tập luyện với xe đạp đã được chứng minh làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Bên cạnh đó đi xe đạp còn rất tốt cho phổi và giúp chống lại ung thư nội mạc tử cung, cải thiện hệ miễn dịch.
Tăng cường bảo vệ tim mạch
Nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Anh cho rằng, đi xe đạp khoảng 20km/tuần sẽ giúp giảm 50% nguy cơ các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, đi xe đạp còn giảm huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ và các tai biến khác. Bên cạnh đó, khi đi xe đạp, phổi của bạn sẽ làm việc nhiều hơn tạo điều kiện cho quá trình hấp thụ oxy trong máu. Một phép so sánh đơn giản, nếu 1 người đi xe đạp sẽ sử dụng lượng oxy gấp 10 lần so với 1 người ngồi xem tivi.
Giảm cân hiệu quả
Nếu bạn muốn giảm cân thì hãy thường xuyên đi xe đạp, đó là lời khuyên của các nhà khoa học tại Đại học Loughborough (Anh). Theo đó, ở những người đi xe đạp tốc độ trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, không chỉ trong thời gian đi xe mà còn sau đó vài giờ. Và đặc biệt, những người đi xe đạp kết hợp với các chặng nước rút sẽ đốt cháy lượng chất béo nhiều hơn gấp 3,5 lần so với người đi xe đạp bình thường.
Tăng cường sự săn chắc cho cơ bắp và giảm lão hóa của hệ xương
Khi đạp xe tất cả các cơ quan của cơ thể sẽ được kích hoạt và hoạt động đồng đều với nhau, tạo ra sự cân bằng về thể lực trong khi đạp xe, đồng thời các cơ bắp tăng cường sự hoạt động giúp các cơ trở nên săn chắc, giảm sự lão hóa, yếu ớt. Khi các cơ bắp trở nên săn chắc sẽ tác động và gây ảnh hưởng tích cực đến các gân tại đốt xương. Khi các cơ và gân được hoạt động thường xuyên sẽ tăng cường sự dẻo dai cho hệ xương đồng thời tăng sức chịu đựng cho xương luôn chắc khỏe. Với tư thế đạp lưng đúng sẽ có hiệu quả đối với cơ bắp ở lưng và kích thích các cơ bắp ở đốt sống lưng làm giảm nguy cơ gây đau lưng cột sống và cơ thắt lưng.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Bất kỳ loại hình thể dục thường xuyên nào cũng giúp bạn giảm căng thẳng và trầm cảm. Đi xe đạp ngoài trời cũng là một cách tốt để hòa mình với thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành, xua tan mọi buồn phiền và căng thẳng thường ngày của bạn. Ngoài ra, hệ thần kinh của bạn sẽ được cân bằng trở lại, giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, tránh những yếu tố gây căng thẳng, dễ cáu gắt, stress sau 1 ngày làm việc mệt mỏi.
Cải thiện tầm nhìn
Hiện nay, đa số chúng ta thường xuyên phải làm việc với máy tính. Chính điều này gây ra những tổn thương về mắt do bị hạn chế tầm nhìn, căng thẳng, mắt không đủ điều hòa cho tuyến lệ liên quan đến chứng khô mắt, giảm thị lực, cận, loạn và viễn thị. Nhưng khi đi xe đạp, chúng ta có thể quan sát quang cảnh xung quanh ở mọi góc độ và khoảng cách đối với mắt dưới ánh sáng tự nhiên, giúp cho cơ mắt được thư giãn tạo điều kiện cho các hoạt động khác bên trong mắt được diễn ra tốt hơn.
TVC giới thiệu xe đạp Nghĩa Hải
Hướng dẫn sử dụng xe đạp thể thao đúng cách
Đạp xe là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện chức năng tim phổi, rèn luyện thể chất, cải thiện tầm nhìn... Tuy nhiên để những bài luyện tập với xe đạp thể thao mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn phải tuân theo một số quy tắc khi đạp xe như khởi động trước khi đạp xe, mặc quần áo thoải mái, điều chỉnh yên xe phù hợp... Hãy cùng Meta.vn tìm hiểu rõ hơn về cách sử dụng xe đạp thể thao đúng cách để có thể tận dụng tối đa lợi ích mà mộn thể thao này mang lại.
Trước khi luyện tập
Sắp xếp thời gian biểu phù hợp
Nếu bạn quyết định gắn bó lâu dài với xe đạp để giữ gìn sức khỏe và duy trì vóc dáng thì cũng nên sắp xếp cho mình một thời khóa biểu phù hợp. Thời gian lí tưởng cho việc đạp xe là vào buổi sáng sớm vì lúc này ánh sáng mặt trời dịu mát, không khí trong lành và cơ thể tràn đầy năng lượng sau một đêm dài nghỉ ngơi.
Ngoài ra, việc đạp xe vào buổi sáng cũng góp phần cải thiện đáng kể chiều cao. Nếu không có điều kiện, các bạn có thể đạp xe vào buổi chiều tối cũng rất tốt. Tránh đạp xe khi trời quá nắng hay quá nóng vì sẽ khiến cơ thể mau chóng mệt mỏi do mất nước.
Lựa chọn trang phục thoải mái
Cũng giống như các môn thể thao khác, đi xe đạp cũng yêu cầu những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái. Không nên mặc quần áo quá bó hay quá chật vì sẽ càng làm bạn cảm thấy nóng bức, khó chịu, mau xuống sức và thậm chí còn gây cản trở cho quá trình hô hấp của bạn. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên mặc quần áo rộng thùng thình khi đạp xe, tránh mặc quần quá dài sẽ khiến gấu quần dễ bị mắc vào xích xe.
Bạn cũng cần chú ý việc lựa chọn quần lót khi đạp xe. Nên chọn các loại quần lót mềm, có tính co giãn và thấm mồ hôi tốt để bảo vệ cơ quan sinh dục đồng thời giữ gìn vệ sinh một cách tốt nhất.
Ngoài quần áo thì việc chọn cho mình một đôi giày phù hợp cũng là việc quan trọng. Bạn nên chọn cho mình một đôi giầy thật vừa, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát sẽ giúp bạn hào hứng luyện tập với chiếc xe đạp.
Uống một cốc nước nhỏ
Trước khi đạp xe, bạn hãy uống một cốc nước nhỏ, và nếu có điều kiện, trước khi luyện tập khoảng 1- 2 tiếng, hãy ăn một bữa nhẹ để giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, sẵn sàng bắt tay vào luyện tập.
Khởi động kỹ trước khi đạp xe
Bất cứ môn thể thao vận động nào cũng cần phải trải qua thời gian khởi động, và đạp xe cũng không ngoại lệ. Trước khi đạp xe, bạn hãy khởi động kỹ để tránh căng cơ chuột rút, sai khớp hay chấn thương trong luyện tập.
Điều chỉnh yên xe
Đây sẽ là công việc bạn phải xem xét trước khi luyện tập. Hãy điều chỉnh yên xe phù hợp với mục đích đặt ra khi luyện tập của bạn. Bạn đạp xe để rèn luyện tim mạch, để tăng chiều cao, giảm béo hay đơn giản để thư giãn? Chiều cao của yên xe sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu một cách nhanh hơn.
Cách đạp xe đúng cách
Tư thế đạp xe
Tư thế đạp xe rất quan trọng, tư thế đi xe đạp sai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện mà còn rất dễ làm tổn thương cơ thể. Chẳng hạn như hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu, vẹo lưng... đều là những tư thế không chuẩn xác. Trong khi đạp xe, phải giữ được lưng thẳng nhưng thoải mái, không hề phải gồng mình hay gượng ép. Tránh để cúi đầu, lưng vẹo, chân khuỳnh ra ngoài rất xấu cho những bạn muốn luyện tập tốt.
Tốc độ
Trên thực tế, nhiều người do bận rộn hoặc không để ý nên chỉ đạp xe dưới mức khả năng của mình. Điều này cũng tốt cho sức khỏe nhưng sẽ là tốt hơn đến 3 lần nếu biết và đạp với hết khả năng của mình. Ví dụ bạn đạp xe trong 30 phút: bạn hãy dành 10 phút đầu đạp nhẹ nhàng thoải mái để làm nóng cơ thể, giúp cơ thể có thời gian thích nghi với cường độ mạnh khi luyện tập. 10 phút sau đó đạp nhanh hết mức có thể.
Ở giữa giai đoạn này, người tập phải có cảm giác mệt, đổ mồ hôi và hơi khó để duy trì vận tốc nhưng đây chính là giai đoạn quan trọng nhất và người tập không nên đạp chậm lại mà cần cố gắng duy trì tốc độ cao nhất càng lâu càng tốt. 10 phút cuối là thời gian thả lỏng nên bạn cần đạp chậm để về nhà. Để đạp xe với tất cả khả năng, người tập nên có một đồng hồ đo thời gian và tốc độ, để so sánh tốc độ cao nhất được.
Không đạp xe quá lâu
Khi đi xe đạp thì những bộ phận của cơ thể như lưng, mông, bụng, cơ quan sinh dục... sẽ chịu tác động rất lớn. Đạp xe quá lâu cũng giống như việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ khiến cho máu không thể lưu thông. Điều này gây ra những tác hại khôn lường như bệnh đau lưng, vẹo cột sống và chứng vô sinh ở nam giới... Lời khuyên ở đây là không nên ngồi trên xe quá 1 tiếng. Nên xuống đi bộ giải lao sau mỗi 30 phút đạp xe. Ngoài ra, khi đạp xe, bạn cũng nên nhổm lên để đạp, ít nhất 10 phút/lần.
Đảm bảo các yếu tố an toàn
Nếu bạn là người mới tập đi thì không nên đi quá nhanh hay bắt chước thả hai tay vì điều này rất nguy hiểm. Kể cả là người đã đi lâu năm thì cũng nên duy trì một tốc độ đạp xe vừa phải với sức của mình, không quá nhanh hay quá chậm. Trước khi đi, các bạn hãy tập cho mình thói quen kiểm tra lốp, yên xe, phanh xe xem đã chắc chắn, đảm bảo hay chưa. Việc kiểm tra phanh và lốp xe đặc biệt quan trong nếu bạn phải đi những cung đường ghồ ghề hay nguy hiểm như leo dốc và xuống dốc.
Thêm đánh giá