Thịt lợn gác bếp là một những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Bắc. Với hương vị đặc biệt mà chỉ có bàn tay những người bản địa của Hà Giang mới có thể làm được thịt lợn khô có mùi vị đặc biệt. Thịt Lợn Khô trở thành đặc sản mà ai ăn một lần cũng nhớ mãi. Kỹ thuật tinh xảo khi làm thịt lợn khô gác bếp cũng hao hao như cách làm thịt trâu, thịt bò khô nhưng mỗi loại lại có cái ngon riêng không thể lẫn được.

Thịt lợn khô có thể làm bằng nhiều cách nhưng chỉ có cách truyền thống của người bản địa của Hà Giang là cho ra loại thịt với hương vị tuyệt vời nhất. Chính vì thế cách làm thịt lợn khô gác bếp không phức tạp nhưng rất cần kinh nghiệm và sự khéo léo để làm ra loại thịt khô có chất lượng tốt nhất.
Thịt lợn khô của đồng bào vùng cao Hà Giang có chút cay cay của gừng, của ớt, thơm thơm của tỏi và mắc khén và đặc trưng nhất là những loại lá rừng được đồng bào cho vào để tẩm ướp trước khi sấy thịt. Để làm món thịt lợn khô ngon, người ta chỉ lấy phần thịt nạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, lấy que xiên và sấy trên than củi, thịt được để ở vị trí xa để chín từ từ và đều các mặt.
Thịt Lợn Nạc Thăn Gác Bếp HTX Po Mỷ được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Thành phẩm là thịt có mặt ngoài màu nâu đậm nhưng bên trong đỏ hồng, khi ăn vị ngọt của thịt cùng sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho món ăn đặc sản vùng cao này.

Thông tin chi tiết
- Trước khi ăn nên hấp cách thủy hoặc nướng bằng bếp than, lò vi sóng cho thịt có độ ẩm, mềm ra, sau đó đập dập, xé dọc thớ từng miếng vừa ăn.
- Khi ăn, bạn ăn kèm với chẩm chéo (nước chấm hoặc tương ớt) sẽ tăng thêm vị ngon của thịt. Bạn cũng có thể xé nhỏ thịt để rim cà chua, xào cùng rau cần, rau muống...
- Cách bảo quản: Thịt lợn khô được cho vào túi hút chân không nên rất sạch sẽ an toàn.
- Thịt lợn khô sau khi ăn không hết quý khách bảo quản tốt nhất trong ngăn đá của tủ lạnh, như vậy sản phẩm sẽ được bảo quản lâu hơn nhé !
- Chúng tôi tự hào là nhà sản xuất và phân phối độc quyền thịt trâu gác bếp, lợn gác bếp và đặc sản của Hà Giang.

Cách chế biến thịt lợn gác bếp ăn một lần là nghiền
Không chỉ đa dạng về văn hóa các dân tộc mà văn hóa ẩm thực Tây Bắc cũng là điểm thu hút riêng biệt, để lại nhiều ấn tượng cho du khách gần xa. Trong số đó, không thể không kể đến món ngon nổi tiếng - thịt lợn gác bếp. Món ăn được ví von như “mực khô” trên cạn này đã hạ gục mọi tín đồ ẩm thực bởi hương vị thơm ngon khó tả, mang đậm dấu ấn đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Nếu chưa có cơ hội đến với miền đất này, bạn vẫn có thể thưởng thức món ngon này một cách an toàn với cách chế biến thịt lợn gác bếp ngay tại gian bếp gia đình.

Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lợn chọn phần mông, thăn của lợn; vì đây là phần thịt nhiều nạc, dễ xé sợi. Nếu gia đình bạn có nuối được thịt lợn sạch thì càng tốt.
- Gia vị gồm có: Ớt, tỏi, gừng, mắc khén, muối ăn.
Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch thịt rồi thấm cho bớt nước. Cẩn thận hơn, bạn có thể trần thịt qua nước sôi, để loại bỏ lớp cặn bẩn trên bề mặt thịt. Thịt sau khi đã ráo nước thì thái thịt thành các miếng dọc vừa phải theo thớ thịt.
- Ớt, tỏi, gừng băm nhỏ và cho vào bát.
- Tẩm ướp thịt với hỗn hợp gia vị

Trước khi ướp thịt, bạn cho toàn bộ các nguyên liệu ướp bao gồm: Muối ăn 2 – 3 thìa cafe, ớt băm: 2 thìa cafe, gừng băm: 2 thìa cafe, tỏi băm: 2 thìa cafe, mắc khén: 2 thìa. Để hỗn hợp gia vị ngấm đều với nhau trong khoảng 5 phút.
Khi gia vị đã được ướp, bạn đem trộn đều hỗn hợp gia vị với thịt lợn đã sơ chế. Đeo bao tay nấu ăn để đảm bảo vệ sinh đồng thời bóp thịt thật đều tay. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín, ướp trong ngăn mát tủ lạnh từ 5 đến 6 tiếng (có thể để qua đêm).
Sấy khô thịt
Thịt sau khi ướp và ngấm đều gia vị, bạn xếp đều các dải thịt heo lên các thanh nứa hoặc thanh kim loại. Tiếp đến, đặt các thanh nứa có treo các miếng thịt lên gác bếp.
Đốt than củi ở dưới phần thịt đã gác, đảm bảo phần thịt treo cách bếp 1,5m, để tránh bụi bẩn từ củi bám vào thịt trong quá trình sấy khô. Cách chế biến thịt hun khói như vậy là phương pháp truyền thống của đồng bào Tây Bắc, thông thường bạn phải đốt củi lửa đều liên tục từ 5 - 7 tiếng đồng hồ. Khi đó, thịt lợn sẽ được làm chính bởi sức nóng của lửa và khói bếp.
Sau thời gian trên, bạn có thể kiểm tra độ chín của thịt bằng cách xé thử một miếng nhỏ. Nếu thấy miếng thịt khô lại, dễ xé thì có nghĩa là món thịt lợn gác bếp đã hoàn thành.
Với cách chế biến thịt lợn khô gác bếp trên thì cách bảo quản thịt tốt nhất là giữ nguyên miếng thịt trên các thanh nứa. Hằng ngày, khói bếp trong quá trình đun nấu sẽ giúp các miếng thịt khô, ngon hơn và quan trọng là vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập, gây ra nấm mốc.

Muốn thưởng thức thịt khô gác bếp, bạn chỉ cần chần qua nước lạnh rồi quay thịt trong lò vi sóng hoặc nướng trên bếp than hoa. Với những người muốn ăn mềm, bạn có thể hấp cách thủy miếng thịt lợn khô.
Nhắc đến đặc sản núi rừng thì không thể không nhắc đến thịt gác bếp Tây Bắc. Khi bạn được ăn loại thịt gác bếp này nghĩa là bạn đang rất may mắn đấy. Thưởng thức và bảo quản loại đặc sản này cũng có cách riêng để giữ nguyên được hương vị núi rừng.
Cách bảo quản thịt lợn gác bếp lâu ngày không bị mốc
Thịt lợn gác bếp là một món quen thuộc và ngon miệng, có thể bảo quản lâu ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản loại thịt này, dẫn tới tình trạng ẩm mốc và không thể sử dụng tiếp.
Thịt lợn gác bếp thường được sử dụng trong các dịp lễ tết, đặc biệt là trên các vùng Tây Bắc. Chính vì hương vị đậm đà nên loại đặc sản này đã được vận chuyển đến người tiêu dùng trên toàn quốc.
Thịt lợn gác bếp được làm từ nguyên liệu là thịt thăn của những con lợn to, béo và được ướp khéo léo dưới bàn tay của các đầu bếp vùng Tây Bắc, sau đó phơi qua nắng để ráo nước và gác lên bếp lửa, hấp cách thủy để thịt mềm dai, tạo nên một hương vị “núi rừng” mà rất ấn tượng đối với các du khách miền xuôi

Thông thường thịt lợn gác bếp sẽ được chia thành từng miếng to bằng 3 đốt ngón tay nên khi ăn người dùng sẽ phải xé chúng ra thành những miếng nhỏ nên để bảo quản tốt nhất bạn cần ghi nhớ các cách sau đây:
Cách 1: Bảo quản thịt lợn gác bếp lâu ngày không bị mốc bằng tủ lạnh
Tủ lạnh luôn là trợ thủ đắc lực của chúng ta trong việc làm lạnh và bảo quản thức ăn. Tuy nhiên đối với thức ăn thông thường, chúng ta thường bảo quản bằng cách để thực phẩm xuống ngăn mát. Nhưng trong trường hợp bảo quản với tủ lạnh, thì bạn phải bảo quản trên ngăn đá, dưới tác dụng của ngăn làm lạnh sẽ bảo quản thịt lợn gác bếp lâu ngày không bị mốc mà vẫn thơm ngon
Tuy nhiên, khi bảo quản bằng ngăn đá, thịt sẽ bị đông cứng nên trước khi ăn bạn phải hấp cách thủy bằng nồi cơm điện hoặc bằng nồi hấp sẽ tạo độ mềm cho thịt và mùi vị sẽ đậm đà hơn
Cách 2: Bảo quản thịt bằng túi hút chân không
Bạn có thể sắm ngay cho gia đình mình một chiếc máy hút chân không, đây là vật dụng rất cần thiết trong gia đình không chỉ để bảo quản thực phẩm mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm được diện tích căn nhà khi thu gọn những chiếc chăn ga gối đệm. Tuy nhiên sau khi sử dụng máy hút chân không thì bạn vẫn nên bảo quản thịt trong ngăn mát của tủ lạnh

Cách 3: Bảo quản thịt lợn gác bếp lâu ngày không bị mốc bằng lò bếp tại nhà
Nếu nhà bạn có bếp củi và những lò bếp được sử dụng hàng ngày, bạn có thể treo thịt gác bếp trên các lò đó, điều này sẽ giúp thịt không bị ẩm và chống vi khuẩn gây mốc. Tuy nhiên bảo quản theo cách này bạn nên để ý lửa, nếu lửa cháy quá to sẽ làm thịt gác bếp bị cháy than và mùi khói
Với cách này, bạn có thể bảo quản được lâu nhưng thịt treeo gác bếp lâu ngày sẽ bị teo và cứng, vì vậy trước khi sử dụng bạn nên hấp cách thủy để thịt mềm hơn nhé
Thật đơn giản phải không nào, chúng tôi tin nếu như bạn áp dụng cách bảo quản thịt lợn gác bếp lâu ngày không bị mốc, những miếng thịt lợn gác bếp của bạn sẽ luôn thơm ngon và không bị mốc, không bị vi khuẩn gây hại.
Thêm đánh giá