Khoai mì là sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của đồng bào trung du và miền núi. Khoai mì hay còn gọi là củ sắn, củ mì được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm.
Hàm lượng tinh bột trong củ mì rất cao, giàu khoáng chất, protein, vitamin A, B C, tính chất đặc trưng nhất là hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao. Mặt khác hàm lượng chất đạm, chất béo có trong củ mì thì rất thấp, do vậy mà các vi chất dinh dưỡng acid amin không cân đối.
Bởi thế trong cuộc sống hiện nay củ mì không chỉ được sử dụng trong chăn nuôi mà củ mì còn được chế biến đa dạng trong thực phẩm hàng ngày của con người như mì chính, bánh kẹo... hay món ăn vặt khoai mì sấy (có các vị BBQ, tôm cay, ớt cay, wasabi, vị bò, vị mực, vị rong biển).
Thành phần: Khoai mì tươi (98%) và dầu thực vật
Chứng chỉ: HACCP, HALAL, KOSHER, ISO9001:2008
Khối lượng: 200 g
Hạn dùng: 12 tháng
Hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe từ khoai
- Khoai mì có các chất dinh dưỡng là đạm và tinh bột (với hàm lượng chiếm 16-32%). Ngoài ra, khoai mì còn có glucoza, maltoza, saccaroza.
- Protein, chất béo có trong Khoai mì ít giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch và giảm cholesterol trong máu.
- Khoai mì có hàm lượng chất xơ cao giúp giảm cân, giảm thèm ăn, no lâu.
- Carbonhydrate dồi dào là cung cấp năng lượng cho cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả có trong củ mì. Carbohydrate sau khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành glucose và glycogen giúp ngăn chặn sự hấp thụ của chất béo giảm thừa cân, béo phì.
- Củ mì giá trị dinh dưỡng cao nên là một món ăn khá quen thuộc ở trung du và miền núi.
- Củ mì do có nhiều tinh bột, nên được dùng để chế bột làm bánh, chế rượu, làm mạch nha, đồng thời chất xơ ngăn ngừa táo bón.
- Tuy nhiên, khoai mì có nhiều lợi ích nhưng nếu ăn sai cách có thể ngộ độc vì có chứa hợp chất cyanogenic glucosides bên trong củ và lá khoai mì.
Bà bầu không nên ăn khoai mì
Khi mang bầu rất nhiều bà bầu rất thèm ăn sắn luộc, sắn hấp cho những bữa phụ là món ăn vặt phổ biến và ngon lành.
Tuy nhiên củ mì lại rất đọc cho cơ thể vì chứa nhiều axit cyanhydric (HCN), khi ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc. Vì vậy, các bà bầu nên hạn chế ăn loại củ này.
Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể thực hiện được việc tiêu hóa hay đào thải độc tố, mà trong củ mì lại có có độc tố vì vậy tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn.
Nếu cho trẻ ăn nhiều, hay ăn vào lúc đói các chất độc tố có thể tích tụ lại dẫn đến ngộ độc và gây bệnh.
Cho nên chúng ta nên sử dụng khoai mì đúng cách với người có thể trạng kém thì nên hạn chế tối đa.
TVC giới thiệu Vinamit
Biện pháp giảm chất độc của sắn trong sản xuất và trong chế biến:
- Trong sản xuất: Trồng giống sắn đắng nhiều bột để chế biến tinh bột, bột lọc... nếu để ăn tươi nên trồng giống sắn ngọt; không bón quá nhiều N, cần bón nhiều K; Nên trồng xen sắn với khoai lang hay cây họ đậu để cải tạo đất và che phủ đất làm hạn chể cỏ dại, đặc biệt là cỏ tranh.
Trong nương sắn không trồng cây kích thích sản xuất chất độc trong sắn như cây xoan; Vườn sắn cần được chăm sóc làm sạch cỏ dại.
- Trong chế biến: Acid cyanhydric là chất dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước, có thể bị oxy hóa thành acid cyanic không độc, kết hợp với đường cũng tạo thành chất không độc.
Dựa trên những tính chất đó, ta có thể tìm các biện pháp chế biến, nấu nướng làm cho HCN bị phân hủy và không gây độc cho người như: Bóc vỏ trước khi nấu; Ngâm sắn trong nước một thời gian (1/2 đến 1 ngày) rồi mới nấu sắn tươi; Khi nấu mở nắp đậy để HCN bay hơi; Khi luộc sắn nên thay nước 2-3 lần; Cắt lát và phơi khô cùng làm giảm chất độc trong sắn.
Khi đã bị ngộ độc nhẹ phải cho bệnh nhân uống đường hay ăn mía. Bệnh nhân bị say nặng cần được sơ cứu cho uống nước đường, cần để bệnh nhân ở trạng thái dễ thở và đưa đi cấp cứu.
Thêm đánh giá