Gạo dâu là giống gạo tẻ được trồng nhiều ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Lai Châu. Nhiều người nơi đây quen đọc là lúa dâu, gạo dâu. Gạo dâu được người tiêu dùng ưa chuộng làm món ăn chính cho gia đình kể cả những người khó tính nhất.
Đặc điểm gạo dâu
- Gạo dâu đặc sản Lai Châu có hạt gạo nhỏ, thon dài, thơm tự nhiên.
- Không giống những loại gạo khác, khi chín gạo dâu cho hạt cơm dài gấp đôi hạt cơm bình thường, tròn, mẩy, dẻo, ngọt như cơm nếp.
- Chính vị đậm đà của gạo dâu mà khiến người thưởng thức ăn một lần nhớ mãi và thể phân biệt với bất kỳ loại gạo nào.
Quy trình sản xuất làm nên gạo dâu
Người dân Lai Châu luôn tỉ mỉ trong từng giai đoạn, từ khâu lên mầm, gieo giống, trồng và chăm sóc… Đến khi lúa chín người dân thu hoạch về xử lý, sơ chế và phơi cho thật khô rồi xay xát ra thành gạo hạt có màu trắng ngần. Sau đó đóng gói và bảo quản gạo thật kỹ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách sử dụng và bảo quản
Vo gạo 1 - 2 lần bằng nước sạch, không nên vo lâu và kĩ quá nếu không sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng trong gạo.
Chế nước theo tỉ lệ 1 kg gạo/ 1,1 lít nước.
Bảo quản: Ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Gạo dâu - Đặc sản vùng biên cương
Gạo dâu hạt trắng, dài và to tròn. Cơm gạo dâu thơm, mềm, độ dẻo vừa phải, vị đậm ăn rất ngon làm vừa lòng tất cả mọi người kể cả những người sành ăn nhất.
Do điều kiện canh tác: Chất đất, khí trời và gió núi đã tạo nên hương vị đặc trưng của loại gạo này. Đi làm về ăn bát cơm thơm, dẻo nấu từ gạo dâu như quên hết mọi mệt sau những giờ làm việc vất vả. Cơm gạo dâu, thích hợp với cả người thích chan canh hoặc ăn khô, đặc biệt cơm để nguội vẫn mềm, dẻo. Bữa sáng của nhiều người Lai Châu là bát cơm nguội gạo dâu với một ít đồ ăn mặn. Mỗi người con của vùng đất biên cương khi đi xa nhớ về quê hương trong đó có cả nỗi nhớ bát cơm gạo dâu đầu mùa.
Gạo dâu là giống lúa địa phương tên đầy đủ là tẻ dâu. Nhiều người quen gọi tắt là lúa dâu, gạo dâu. Cùng với các loại gạo ngon khác, gạo dâu được người tiêu dùng ưa chuộng tuy nhiên người mua cũng khá kỹ tính gạo dâu không được để lẫn các loại gạo khác. Một số gia đình ở thị xã đã cẩn thận chọn mua thóc gạo dâu để dùng cho cả năm.
Giá thành gạo dâu cao hơn các loại gạo khác, nên bà con nông dân ngày càng giành nhiều diện tích cho gieo cấy giống lúa này. Một số nơi đã hình thành vùng chuyên canh lúa dâu như Tả Lèng, Thèn Sin, Hồ Thầu của huyện Tam Đường. Do đặc điểm sinh trưởng, cùng với đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu… gạo dâu ngon nhất khi được gieo trồng ở những chân ruộng vùng cao. Nếu đem lúa dâu cấy ở chân ruộng thấp như cánh đồng Bình Lư chất lượng gạo sẽ không ngon bàng.
Giống lúa dâu thời gian sinh trưởng và phát triển 5 tháng. Khi gieo cấy và thu hoạch phải đúng thời vụ, cấy sớm quá hoặc quá muộn đều ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Khung lịch thời vụ tốt nhất để gieo cấy lúa dâu là trong tháng 5, tháng 9 sẽ cho thu hoạch. Lúa dâu cho năng suất không cao bằng các giống khác song giá thành sản phẩm lại cao hơn nên đem lại thu nhập nhiều hơn trên một đơn vị diện tích.
Tuy nhiên, hiện nay gạo dâu vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và chưa có sản lượng lớn đủ để trở thành hàng hóa xuất ra ngoài tỉnh. Gạo dâu được nhiều người trong nước biết đến chủ yếu là do người Lai Châu mang đi làm quà hoặc khách du lịch mua mang về.
Thêm đánh giá