Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa đến nay, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm Rằm Tháng Tám (âm lịch). Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.
Trung thu đâu chỉ là tết thiếu nhi. Trung thu còn là mùa đoàn viên, là mùa gia đình sum họp. Chẳng biết trung thu có từ bao giờ, chỉ biết lớn lên thì trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi ngày rằm tháng 8 cận kề. Và mỗi mùa trung thu về, dù gia đình có tứ tán những đâu, các thành viên trong gia đình cũng cố gắng về nhà đoàn tụ vào ngày rằm. Để cùng ăn bữa cơm đoàn viên. Để cùng chơi trăng, phá cỗ, cùng bên nhau thưởng thức những chiếc bánh ngọt ngào đầy vị truyền thống.
Có thể nói đây là lúc mọi lo toan bộn bề trong cuộc sống như tạm lắng lại, nhường chỗ cho những tiếng cười giòn giã, vang vọng của lũ trẻ và sự thảnh thơi, an nhàn của người lớn bên những miếng bánh, dưới ánh trăng tròn đầy đặn, sáng trong.
Lấy ý tưởng từ hình ảnh mặt trăng đêm trung thu to tròn và sáng tươi, người ta đã đưa biểu tượng đó vào chiếc bánh Trung thu. Cũng vì vậy mà những chiếc bánh trung thu luôn có ý niệm là sự tròn viên của Trăng với cảnh quây quần đoàn viên của gia đình. Bánh Trung Việt Nam thường có 2 loại là bánh dẻo và bánh nướng.
Bánh dẻo được làm bằng bột nếp trắng nhào với đường và nước hoa bưởi ngọt lịm, thơm lừng. Nhân bánh là hạt sen hoặc đậu xanh tán nhuyễn, sau đó ấn vào khuôn gỗ hình tròn để tạo hình. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa đoàn viên gia đình và thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.
Bánh nướng với phần vỏ được làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể làm bằng đậu xanh, hạt sen tán nhuyễn, sầu riêng thêm lòng đỏ trứng vịt muối hoặc là nhân thập cẩm với các loại thịt chà bông, mứt bí, hạt dưa, thịt quay, mỡ…. Bánh nướng giúp người ta liên tưởng đến việc thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có người thân luôn bên cạnh, chở che, cũng giống như chiếc bánh trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống.
Bánh Trung thu Kinh Đô cao cấp Trăng Vàng Kim Cương Trường Khang
Bánh trung thu Kim cương Trường khang kết hợp những sản vật biển khơi như cua huỳnh đế, bào ngư, hải sâm, tôm càng bách hoa và vị thanh quyến rũ của trà xanh hạnh nhân hay vị bùi tao nhã của hạt sen tứ quý, từng tuyệt phẩm Trăng Vàng Kim Cương ẩn chứa lời chúc trường thọ sánh ngang cổ thụ ngàn năm, sức sống dồi dào, bền lâu. Vì vậy hãy để bánh trung thu kinh đô trăng vàng Kim cương Trường Khang làm quà tặng để tỏ lòng tri ân với mối thâm giao bạn hằng trân quý.
Dòng bánh Trăng Vàng Kim Cương Trường Khang lấy cảm hứng từ bữa tiệc hoàng gia, với hình ảnh chính là rồng ổ trên gốm lam triều Lê, kết hợp với nghệ thuật sơn mài và cẩn xà cừ truyền thống. Tinh hoa của đất, trời, và người như hội tụ, ẩn chứa lời chúc phước, lộc, trường, thọ.
Vi cá thượng hạng: Đứng đầu trong bát trân, tức 8 món ăn quý giá nhất Phương Đông xưa nay, Vi cá được dùng làm trong các đại yến tiệc của các bậc đế vương. Được xem là sản phẩm cao cấp nhất dòng bánh trăng vàng Kim Cương Trường Khang, bánh vi cá thượng hạng được chăm chút với tất cả tâm huyết, kĩ năng và bí quyết nhiều đời nghệ nhân mà thành.
TVC Giới thiệu: Tinh hoa trong từng chiếc bánh trung thu Kinh Đô
Trao tặng món quà nhân dịp Trung Thu làm sao cho xứng đáng, làm sao cho đầy đủ sự chân thành và nồng hậu, sao cho vừa lòng người tặng mà đẹp lòng người nhận chính là ý nghĩa tuyệt đối và hoàn mỹ nhất mà những nghệ nhân kỳ công chăm chút đặt trong từng chiếc bánh Trăng Vàng Kim Cương Trường Khang.
Là đỉnh cao của nghệ thuật làm bánh, Bánh Kinh đô Trăng Vàng Kim Cương hội tụ mọi nguyên liệu quý từ tinh hoa đất trời, trở thành biểu tượng của an khang, sánh ngang kim cương vĩnh cữu, loại đá quý trong tất thảy châu ngọc, như sức khoẻ là vốn quý nhất của đời người.
Thêm đánh giá