Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Cá Khô Bổi Tư Hùng
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Cá Khô Bổi Tư Hùng
Năm 2024

Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Cá Khô Bổi Tư Hùng

  • Email:
    tuthanhhaocm@gmail.com
  • Điện thoại:
    0945714714

Thương Hiệu Nổi Tiếng Việt Nam - Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Cá Khô Bổi Tư Hùng

Hợp tác xã Nông nghiệp Cá Khô Bổi Tư Hùng là đơn vị chuyên chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản đặc biệt là cá bổi uy tín chất lượng trên địa bàn tỉnh Cà Mau và cả nước. 

TVC giới thiệu Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Cá Khô Bổi Tư Hùng

Với truyền thống làm Cá khô bổi lâu đời của gia đình, chúng tôi mong muốn phát triển đa dạng sản phẩm hơn, đem món đặc sản của Cà Mau đi đến tay người tiêu dùng toàn quốc. Các sản phẩm của chúng tôi an toàn với người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng Cá khô bổi Ngon - Sạch - An toàn.

Thuở xưa, nơi tôi sống tôm cá nhiều vô kể. Tôm cá ăn, bán không hết nên gia đình đem làm khô. Mới đầu là làm khô những con cá chết. Vì bỏ thì tiếc. Trong đó có con cá sặc rằn hay còn gọi là cá bổi. Và khi làm khô những con cá bổi chúng tôi mới phát hiện ra con cá bổi làm khô ngon hơn nhiều so với đem cá kho nấu bình thường như các loài cá khác, bởi thịt cá bổi nấu trực tiếp rất nhạt nhẽo.

Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Cá Khô Bổi Tư Hùng 

Thuở xưa, nơi tôi sống tôm cá nhiều vô kể. Tôm cá ăn, bán không hết nên gia đình đem làm khô. Mới đầu là làm khô những con cá chết. Vì bỏ thì tiếc. Trong đó có con cá sặc rằn hay còn gọi là cá bổi. Và khi làm khô những con cá bổi chúng tôi mới phát hiện ra con cá bổi làm khô ngon hơn nhiều so với đem cá kho nấu bình thường như các loài cá khác, bởi thịt cá bổi nấu trực tiếp rất nhạt nhẽo. 

Hồi nhỏ, tôi rất thích ăn con khô cá bổi này bởi thịt nó ngon, thơm hơn so với các loại cá khác làm khô. Nhà đôi khi không có gì ăn, chỉ cần một con khô đem nướng, chiên ăn với nước trái dừa non hoặc chan nước lạnh thôi ăn cũng thấy ngon. 

Mới đầu gia đình tôi chỉ tận dụng những con cá chết bán không ai mua, không ai ăn đem đi làm khô để dành ăn dần. Dần dần ăn con cá khô thấy ngon nên lấy cả cá bổi tươi để làm khô ăn, rồi nảy sinh ý tưởng làm khô cá bổi đem bán. 

Bán được nhiều người mua nên cha tôi đã từ từ phát triển nuôi cá bổi và đi thu mua thêm để làm cá bổi khô bán và mở cơ sở lấy tên “Hợp tác xã Nông nghiệp khô cá bổi Tư Hùng”, Tư Hùng là tên của cha tôi. Từ đó đến nay gia đình tôi đã gắn bó với nghề làm khô cá bổi gần 30 năm. 

Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng gia đình tôi vẫn duy trì nghề làm khô này. Từ từ gia đình mở rộng quy mô sản xuất lên. Rồi đăng ký thương hiệu cho con khô bổi mà gia đình sản xuất. Cha tôi – ông tư Hùng trong quá trình sản xuất đã tìm hiểu và cũng là một trong những người đầu tiên đăng ký thương hiệu cá khô bổi ở xứ Trần Văn Thời này vào năm 2011.

Sau đó, năm 2012 cá khô bổi U Minh được chứng nhận nhãn hiệu tập thể thì gia đình cũng đăng ký tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể này. Từ khi có thương hiệu và chứng nhận nhãn hiệu tập thể, nhiều người biết đến khô cá bổi của gia đình hơn. Con khô cá bổi từ đó cũng đi xa hơn, được nhiều người biết đến hơn, thị trường tiêu thụ ngày một nhiều và ổn định hơn. 

Bao bì nhãn mác từ đó cũng được gia đình đầu tư hơn để tạo thương hiệu riêng, cho người mua dễ nhớ, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Nói về chữ TH trên nhãn bao bì sản phẩm thật ra cũng đơn giản, đó là 2 chữ viết tắt từ tên cơ sở, tên gọi đời thường quen thuộc của cha tôi “TƯ HÙNG” và cũng trùng hợp là chữ viết tắt TH đó cũng trùng với tên THANH HÀO, là tên của tôi, người kế nghiệp nghề làm khô cá bổi của gia đình hiện nay. 

Còn về nhãn hiệu chúng tôi chọn hình ảnh đằng sau là rừng U Minh Hạ để nhớ về thời mới vào nghề làm khô từ những con cá chụp đìa (bào) của những hộ dân và những con cá trong rừng U Minh Hạ. Vì chỉ có vùng đất U Minh mới cho ra những con khô cá bổi ngon được bán ra khắp các vùng. 

Sự Khẳng Định Của Sản Phẩm Cá Khô Bổi Tư Hùng Trên Thị Trường 

Người ta hay nói là khô bổi thì có ở nhiều nơi, nhưng chỉ khô bổi U Minh Cà Mau mình mới ngon. Nhưng nguồn cá tự nhiên thì ngày càng khan hiếm nên người dân địa phương bắt đầu phát triển vùng nuôi con cá bổi. Những người làm khô cũng chuyển sang mua cá bổi nuôi về làm khô. Gia đình tôi ngoài thu mua cá bổi nguyên liệu tại địa phương thì cũng tự nuôi cá bổi trong 2 ha đất của gia đình quanh năm để phục vụ cho việc làm khô. 

Cá bổi tại Cà Mau một vụ nuôi khoảng 7- đến 8 tháng mới thu hoạch. Thổ nhưỡng địa phương phù hợp cho con cá bổi, cộng với thời gian nuôi lâu như vậy nên cá bổi ở Cà Mau khi làm khô thịt mới thơm, ngon hơn những con cá bổi ở các tỉnh khác.

 

Về khô bổi mà nói thì cách làm cũng đơn giản như những loại cá khác. Tuy nhiên, để khô ngon, đậm đà, đặc biệt là vừa ăn không bị mặn thì mỗi người sẽ có cách muối cá, ngâm cá, rửa cá và thử cá riêng. Từ nhỏ, tôi đã theo cha để làm khô này. 

Nói về cách làm khô cá bổi của gia đình cũng khá đơn giản. Nguyên liệu được thu mua từ những hộ nuôi trên địa phương ngay khi mới thu hoạch, sau đó vận chuyển về cơ sở bằng phương tiện chuyên dùng, và cá bổi phải đảm bảo tươi theo quy định của cơ sở. 

Cá bổi sau khi đem về thì sẽ được làm sạch, sơ chế loại bỏ vẩy, mang và nội tạng cá ra ngoài, sau đó phân loại kích cở cá theo từng loại riêng. Sau khi phân loại cụ thể thì đem ngâm cá với nước đá một thời gian rồi cho vào ngâm với nước muối. 

Tuỳ theo kích cở con cá bổi mà cho lượng muối khác nhau và thời gian ngâm cũng dài ngắn khác nhau. Trung bình sẽ ngâm từ 1 đến khoảng 3 tiếng. Cá bổi sau khi ngâm với nước muối đủ thời gian thì đem ra rửa lại với nước sạch rồi đem đi phơi nắng. Lúc rửa đem phơi cũng là lúc xác định độ mặn lạt của con cá bằng chính bàn tay của người làm nghề. 

Lúc này vừa rửa vừa bóp vào mình con cá để cảm nhận xem mềm vừa tay chưa, mềm vừa tay thì cá sẽ vừa ăn, bóp mà thấy cứng tay thì cá sẽ mặn Cá bổi sau khi đem đi phơi nắng tự nhiên rồi một nắng thì chúng tôi tiến hành xếp cá vào lò để sấy cho cá đạt đúng độ khô. Sấy như vậy sẽ tạo màu sắc đẹp hơn cho con khô bổi. 

Sau khi cá được sấy khô thì đem ra tiếp tục phân cỡ theo từng hệ khô, sau đó tiến hành đóng gói, gắn nhãn, hút chân không thành phẩm bán ra thị trường. Nhờ có sự hỗ trợ lò sấy công nghiệp của Sở Công Thương từ năm 2016 đến nay khô cá bổi đã được gia đình tôi làm cung ứng ra thị trường quanh năm.

Khi bao gói hoàn chỉnh nếu không xuất xưởng ngay thì chúng tôi sẽ nhanh chóng đưa khô thành phẩm vào kho bảo quản đúng quy cách. Thời gian không quá 180 ngày kể từ ngày sản xuất. Một điều chắc chắn rằng khô cá bổi của cơ sở chúng tôi vị đậm đà vừa ăn, không hề mặn chát như những khô bán chợ mà nhiều người mua về ăn hay than là sao mà quá mặn. 

Khô của cơ sở chúng tôi được làm từ cá sạch, cá tươi vừa đánh bắt, không ướp hóa chất, không tẩm màu và hương vị. Nguồn gốc rõ ràng, tự sản xuất hoặc thu mua trực tiếp từ nông dân Cà Mau. Không bơm tạp chất, không chất kháng sinh, tăng trưởng. 

Để sản phẩm thực sự là địa chỉ tin cậy với người tiêu dùng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đến ngày hôm nay, cơ sở Tư Hùng đã sản xuất một cách nghiêm túc, ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm cũng như mẫu mã... Và nhắc đến khô cá bổi ở Cà Mau là mọi người sẽ nhớ ngay đến Hợp tác xã Nông nghiệp khô cá bổi Tư Hùng ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Nghề làm cá khô bổi ở Cà Mau cho thu nhập cao 

Mỗi năm, các cơ sở này cung cấp ra thị trường từ 10 đến 15 tấn sản phẩm. Đây là nghề truyền thống, vốn đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của người nông dân.

Sau vụ “lúa mùa”, nông dân vùng ngọt hóa Cà Mau thu hoạch cá đồng để làm khô bán trong dịp Tết Nguyên đán. Cá đồng dùng làm khô phổ biến là cá sặc rằn, người miền Tây còn gọi là cá bổi…

Miệt rừng tràm U Minh hạ, gồm các huyện U Minh và Trần Văn Thời có điều kiện tự nhiên tốt để cá bổi phát triển. Đó cũng là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm ra “đặc sản khô bổi U Minh”, đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể và bảo hộ thương hiệu. 

Trở lại vùng đặc sản cá khô bổi những ngày nắng đẹp, các sân phơi cá khô hầu như không còn chỗ trống. Tại cơ sở sản xuất - mua bán cá khô bổi Ba Đức (thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), công nhân đang hì hụi sơ chế cá bổi nguyên liệu, ướp muối. 

Tốp khác mang cá ra dàn phơi, trở bề cho đặng nắng. Chủ cơ sở cho biết, những lúc cao điểm vào cận Tết, mỗi ngày có hàng chục lao động phụ giúp việc thu hoạch, mần cá, làm khô, phơi cá khô. Tùy theo vị trí công việc, lao động được trả công từ 150 - 300 nghìn đồng/ngày. Với bảy ao nuôi cá bổi nguyên liệu (mỗi ao 2.500m2), cộng thu gom nguồn cá nguyên liệu trong dân, mỗi năm cơ sở Ba Đức cung cấp ra thị trường từ 20 - 25 tấn cá khô bổi. 

Những năm gần đây, do làm lúa hai vụ trong năm nên cá bổi tự nhiên không đủ độ lớn và diện tích nuôi cá bổi tự nhiên ngày càng thu hẹp. Để chủ động nguồn cá nguyên liệu, nhà nông tập tành nuôi cá bổi công nghiệp. 

Sau khi tát đìa, chụp đìa, cá bổi được cơ sở thu gom về, sơ chế sạch, ngâm vừa đủ muối, sau đó phơi khoảng ba nắng là xuất bán được cho người tiêu dùng. Tùy theo đơn hàng mà cơ sở làm khô gia giảm lượng muối sao cho phù hợp khẩu vị thích cá mặn, cá lạt, cá vừa ăn của người tiêu dùng. Dân trong nghề tiết lộ, nếu còn tươi, cá bổi tự nhiên ngon hơn cá nuôi trong ao. 

Tuy nhiên, cá bổi làm khô thì ngược lại. Bởi lẽ, con khô bổi ngon phải là cá to, ngay bụng cá có cục mỡ, khi nướng lên, mỡ cá sẽ rỉ ra ngoài, bốc mùi thơm lừng. 

“Thịt cá bổi thơm, dai và ít xương, bảo quản được lâu, vận chuyển đi xa dễ dàng, chế biến cũng nhanh và đơn giản. Gọn nhất là mang cá khô nướng trên bếp than hồng, hoặc chiên (phi), sau đó xé ra ăn với cháo trắng hoặc chấm với nước mắm me làm mồi nhấm kèm với bia, rượu trong những ngày sum vầy Tết đến”, chủ cơ sở Ba Đức chia sẻ. 

So với U Minh, nghề nuôi và làm khô cá bổi tập trung nhiều hơn ở huyện Trần Văn Thời, phổ biến ở các xã như: Khánh Hưng, Trần Hợi, Khánh Bình Tây và thị trấn Trần Văn Thời. Hiện, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có hơn 270 ha nuôi cá bổi với hàng chục hộ chế biến, kinh doanh khô cá bổi. 

Với khoảng 8kg cá tươi sau khi phơi sẽ cho ra 1kg cá khô bổi thành phẩm, giá bán giao động từ 150 - 450 nghìn đồng/kg tùy loại. “Nhờ giá cá khô ở mức ổn định nên người nuôi và làm khô phần lớn đều có lời”, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Sử Văn Minh cho biết.

Khô cá sặc bổi nổi tiếng tại Cà Mau có lẽ nhờ vùng U Minh là vùng đất phần lớn còn chìm ngập dưới mặt nước, lại được che phủ bởi rừng tràm trầm thủy, là môi trường lý tưởng cho phù du và rong tảo sinh sôi, nên chất lượng cá sặc bổi ở vùng đất này rất tuyệt vời.

Mục tiêu của chúng tôi là đưa sản phẩm Cá khô bổi chất lượng nhất, an toàn nhất đến tay người tiêu dùng khắp cả nước. Với truyền thống gần 30 năm gắn bó với nghề làm Cá khô bổi, cơ sở đảm bảo với khách hàng về chất lượng và mùi vị đặc trưng của sản phẩm.

Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:

✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toá

✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.

✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!

✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!

✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.

✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.

✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.

✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.

Quý Khách hàng cần tư vấn xin liên hệ:

Hộ Kinh Doanh Quách Tệt - An An Food AA

Bình luận

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !