Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi

Mỗi một điểm đến mỗi một vùng đất mà chúng ta đặt chân đến luôn có những câu chuyện đặc biệt, tuy nhiên không cần phải đi quá xa ở trên thế giới mà ngay ở nước ta cũng có những địa điểm những danh thắng mà có lẽ chúng ta chưa bao giờ nghe đến tên.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi

Với bức tượng gà 9 cựa nặng kỷ lục, những ngôi nhà vắt vẻo trên cây cùng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làng K’Long đang dần trở thành một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá cao nguyên Lâm Đồng.

Sống trên vùng núi cao nguyên hùng vĩ cũng như bao dân tộc khác ở Tây Nguyên đồng bào dân tộc K’Ho đã sáng tạo nên một nền văn hóa tập thể và phi vật thể vô cùng đặc sắc. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu điểm đến được coi là cửa ngõ để vào với Đà Lạt, đây là Làng K’Long thuộc thôn Darahoa, xã Hiệp An, Đức Trọng cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km.  

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Làng gà với những câu chuyện về hủ tục cưới hỏi nơi đây

Làng này rất nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống cùng với đó là bức tượng rất thu hút du khách đó là bức tượng gà chín cựa khổng lồ, bức tượng chú gà trống 9 cựa cao 3,2 m, nặng kỷ lục 8 tấn ở giữa làng. chính vì vậy người ta gọi làng Darahoa với cái tên trìu mến là làng Gà Dorahoa.

Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với những công trình địa điểm du lịch độc đáo và hiện đại bởi đó còn có những ngôi làng du lịch của người dân tộc bản địa, chúng ta sẽ đến với làng gà Darahoa để tìm hiểu những câu chuyện rất đặc biệt ở đây.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi

Giới thiệu làng gà Darahoa

Làng gà Darahoa cách trung tâm Đà Lạt 18km và cách sân bay Liên Khương khoảng 14km, từ lâu ngôi làng của người K’Ho đã nổi tiếng với bức tượng chú gà trống 9 cựa, cao hơn 10m, nặng 8 tấn, cùng với câu chuyện tục thách cưới của người K’Ho.

Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của dân tộc K’Ho, bất cứ ai có con gái là phải truyền cho con gái biết dệt vì con gái trong làng trước khi đi hỏi chồng, muốn bắt được chồng thì phải biết dệt, trước đó phải dệt 10 tấm để đi hỏi chồng.

TVC giới thiệu làng gà Darahoa Lâm Đồng

Xoay quanh tục lệ này còn có muốn câu chuyện buồn khiến khách du lịch không khỏi suy nghĩ khi đến đây. Câu chuyện về con gà 9 cựa là câu chuyện cảm động về chàng trai và cô gái người dân tộc K’Ho, hai người thương yêu nhau nhưng nhà trai thách cưới bằng cách phải tìm cho họ một con gà 9 cựa và cô gái đã lên núi để tìm con gà 9 cựa mà không tìm được, cô gái đã chết ở trên núi cho nên dân làng họ muốn đắp lên con gà để tưởng nhớ đến cô gái đó và cũng muốn để cho sau này đừng theo hủ tục đó.

Tại đây có một con đường gập gềnh, khúc lên khúc xuống là hình ảnh mà ngày xưa cô gái đã đi vượt núi vượt sông để tìm kiếm con gà có 9 cựa. Thời bấy giờ câu chuyện đó vẫn còn lặp lại, nhân vật chính của câu chuyện đó ngày hôm nay vẫn còn đối với cô gái ở trong làng. Cánh cửa hạnh phúc đã đóng sầm ngay trước mắt cô gái ấy đến nay vẫn luôn ngồi tại đây nhớ tới người yêu vì tục lệ đó mà chuyện tình của cô bị dang dở.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Tái hiện lại khung cảnh cô gái đi tìm gà chín cựa trên núi

Bức tượng gà 9 cựa và những câu chuyện xuay quanh nó cho đến ngày hôm nay vẫn mang nhiều ý nghĩa về việc xóa bỏ những hủ tục không phù hợp với cuộc sống.

Trên đường du lịch đến Đà Lạt, du khách thường không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng chú gà trống khổng lồ đứng hiên ngang và được lắng nghe câu chuyện truyền thuyết đầy bí ẩn và bất ngờ về chú gà trống ấy. Đó là câu chuyện tình cảm động xoay quanh mối tình của một đôi trai gái đã phải bỏ mạng vì kiệt sức trên đường tìm kiếm sản vật hồi môn là gà chín cựa do cha chàng trai thách cưới.

Là một buôn làng nhỏ nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, làng Gà Darahoa là khu định canh, định cư của hơn 300 hộ đồng bào các dân tộc K’Ho, Chill. Từ Đà Lạt, du khách đổ đèo Prenn theo quốc lộ 20 khoảng 15 cây số thì rẽ phải vào làng K’Long. Nếu còn đôi chút băn khoăn về đường đi lối lại, bạn có thể hỏi thăm người dân bản địa và sẽ được hướng dẫn nhiệt tình.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Tượng Gà trống 9 cựa nặng 8 tấn là biểu tượng của làng K’Long

Tượng Gà không chỉ là biểu tượng của làng mà đây còn là nơi dân làng tụ hội sau mùa thu hoạch. Vào những ngày này, xung quanh tượng Gà rộn ràng tiếng cồng chiêng, mọi người vui vẻ bên vò rượu cần và cầu cho cuộc sống bình yên mưa thuận gió hòa, cùng tình yêu đôi lứa mãi mãi không xa cách. Bức tượng “gà chín cựa” còn như lời nhắc nhở xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cùng nhau xây dựng đời sống mới để tấm bi kịch của nàng Mỵ Nương Tây Nguyên chỉ còn là dĩ vãng.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Độc đáo những ngôi nhà trên cây ở làng Gà

Bên cạnh chú gà trống khổng lồ, những ngôi nhà trên cây tưởng chừng như chỉ có trong câu chuyện của chàng trai người rừng Tarzan cũng khiến du khách không khỏi trầm trồ vì lạ mắt. Đó là những ngôi nhà giống như chuồng chim bồ câu dựng trên những cành thông lực lưỡng, đan cài ngẫu nhiên mà vững chắc vô cùng. Nếu nghỉ lại qua đêm thì những ngôi nhà cây này luôn là lựa chọn của đa số du khách khi đến làng Gà.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Những lễ hội đậm bản sắc dân tộc vùng Tây Nguyên

Từ đây phóng tầm mắt ra là những nhà cửa, nương rẫy của người Mạ thấp thoáng qua hàng hàng lớp lớp tán thông xanh mướt. Trong không gian trong lành, yên tĩnh của núi rừng, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác sống giữa thiên nhiên hoang dã như người rừng Tarzan đích thực. Để rồi sáng mai thức giấc bạn như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào khi tỉnh dậy trong tiếng chim ríu ran, hoan ca đón chào ngày mới.

Ngoài ra, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc K’ho, Chill cũng là điểm thu hút du khách khi đến với làng Gà. Với trên 60 khung dệt thủ công, nghề dệt thổ cẩm truyền thống nơi đây đã không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các trang vật dụng thiết yếu cho đồng bào mà còn trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo cho cao nguyên Lâm Viên.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Chiêm ngưỡng sự khéo léo dịu dàng của thiếu nữ các dân tộc K'Ho

Bên cạnh việc tận mắt chứng kiến các công đoạn dệt thổ cẩm phức tạp và tỉ mỉ hoàn toàn bằng tay, bạn còn được chiêm ngưỡng sự khéo léo dịu dàng của thiếu nữ các dân tộc ở địa phương bên khung dệt làm quà cho du khách. Đó là các loại xà rông, túi xách, băng đô, ba lô với nhiều hoa văn sặc sỡ đặc trưng của người dân tộc Tây Nguyên.

Được coi như cửa ngõ vào Đà Lạt, làng K’Long cũng là xuất phát điểm của cung đuờng du lịch trên quốc lộ 20 vào trung tâm thành phố. Theo tuyến này, điểm dừng chân đầu tiên là dòng thác dịu êm Prenn cách làng Gà hơn 5 km. Là một trong 5 ngọn đẹp nhất tỉnh Lâm Đồng, thác Prenn như một chiếc cổng chào do thiên nhiên ban tặng cho thành phố. Qua thác Prenn bạn sẽ trải qua con đường đèo Prenn quanh co uốn lượn tuyệt đẹp, hai bên đường là những rừng thông xanh mướt góp phần tạo nên khí hậu mát mẻ của thành phố ngàn hoa. Tiếp đến là dòng thác Datanla hùng vĩ với các trò chơi mạo hiểm, cách đó không xa là hồ Tuyền Lâm thơ mộng, bạn nên thử tuyến cáp treo đi qua hồ đến với Trúc Lâm Thiền Viện.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Phong cảnh đẹp hùng vĩ nơi đây

Truyền thuyết về con gà 9 cựa

Cũng như nhiều buôn làng trên Tây nguyên, làng Darahoa cũng có rất nhiều truyền thuyết, nhưng có một câu chuyện mà lúc ấy các già làng thường hay kể trong những dịp hội hè... Chuyện rằng, ngày xưa ở làng Darahoa này có đôi trai tài gái sắc là nàng Hơ Bông và chàng K'Tien. Họ đang độ tuổi trăng tròn và yêu nhau thắm thiết. Cả làng ai cũng trầm trồ khen ngợi và đều mong cho họ sớm nên vợ nên chồng. Nhưng bố của K'Tien thì không muốn vậy, vì theo ông thì gia đình Hơ Bia quá nghèo nên của hồi môn sẽ chẳng có bao nhiêu.

Nghĩ vậy nên bố của K'Tien đã bảo với Hơ Bia là nếu muốn bắt K'Tien làm chồng thì phải có 100 chiếc xà rông và một số lớn sản vật quý như trâu, bò, chiêng, chóe... để làm của hồi môn. Vì quá yêu nhau và mong sớm nên vợ nên chồng nên chẳng mấy chốc Hơ Bia đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật mà bố của K'Tien đã thách cưới. Nhưng lúc này ông bố tham lam và ích kỷ ấy lại đòi Hơ Bia phải có thêm mấy thứ lễ vật nữa như: Voi chín ngà, gà chín cựa... với mục đích làm cho nàng bỏ ý định lấy K'Tien. Nhưng đôi trẻ không nản chí mà lần này chính K'Tien lại xung phong đi tìm các sản vật tận trên rừng xanh, còn Hơ Bông ở lại chăm lo việc nhà.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Gà chín cựa

K'Tien đi mãi mà chẳng có tin tức gì, còn Hơ Bia cũng thao thức từng đêm dài suy nghĩ mà không làm sao biết được những con vật ấy ở đâu... Rồi đến đêm nọ nàng mơ thấy K'Tien đang bị nạn trên rừng. Sợ quá, nàng vội đi tìm chàng. Nàng đi, đi mãi rồi cuối cùng họ cũng gặp được nhau. Cả hai ôm nhau khóc nức nở rồi gục chết vì đói khát và kiệt sức. Xót thương cho mối tình chung thủy và lắm trái ngang của đôi trai gái, lũ voi rừng kéo về quỳ mọp chung quanh họ trong suốt thời gian dài rồi lăn ra chết và hoá thành đá ở cách làng Darahoa không xa. Nơi ấy sau này được người đời gọi là núi Voi vì dáng núi có hình đàn voi nằm. Từ câu chuyện thương tâm ấy, ông Phương lại liên tưởng đến một truyền thuyết xa xưa của dân tộc Việt Nam trong việc thách cưới.

Thế là chính quyền lúc ấy đồng ý cho xây tượng con gà trống chín cựa ở giữa làng như để vừa nhắc nhở mọi người xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cùng nhau xây dựng đời sống mới, vừa là một công trình công ích phục vụ đời sống cho bà con các dân tộc ở địa phương đồng thời là một nét văn hóa độc đáo ở ngay cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt vốn là một thành phố du lịch khá hấp dẫn. Nhờ thế nên trong thời gian qua, khách du lịch đến Đà Lạt, nhất là du khách nước ngoài thường phải dừng chân để chiêm ngưỡng chú gà trống chín cựa to lớn đứng hiên ngang trên một mô đất cao, xa xa phía sau là dãy núi voi hùng vĩ và đầy những truyền thuyết bí ẩn, bất ngờ.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân địa phương

Ngoài ra, du khách đến đây còn được tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc K'ho, Chill. Hiện cả làng Darahoa có trên 60 khung dệt thủ công để dệt nên các loại xà rông, gùi và các sản phẩm dùng làm quà lưu niệm cho du khách như túi xách, băng cô, những chiếc balo nhỏ xinh với nhiều hoa văn sặc sỡ đặc trưng của người dân tộc Tây nguyên.

Ngoài các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ở từng gia đình, ở đây còn có một cơ sở đào tạo nghề và sản xuất thổ cẩm tập trung rộng gần 400m2 và các shop bán các sản phẩm thổ cẩm đặc trưng cho du khách. Đặc biệt là khi đến đây tìm hiểu, tham quan làng dệt thổ cẩm, nếu muốn du khách có thể chụp ảnh lưu niệm cùng với các nghệ nhân dệt thổ cẩm mà phần lớn trong đó là các thiếu nữ các dân tộc thiểu số ở địa phương.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Đồ lưu niệm được dệt từ bàn tay của người phụ nữ K'Ho

Làng gà Darahoa (Lâm Đồng) - Điểm dừng chân khá hấp dẫn

Nằm cạnh quốc lộ 20, cách thác Prenn chừng 8 km theo hướng Đà Lạt - TPHCM, làng Darahoa thuộc xã Hiệp An - huyện Đức Trọng - Lâm Đồng là khu định canh, định cư của hơn 300 hộ đồng bào các dân tộc K'ho, Chill... từ gần 30 năm qua. Dù chỉ là một buôn làng nhỏ nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, nhưng từ lâu nơi đây đã là điểm dừng chân khá hấp dẫn của nhiều tour du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Gọi như vậy vì ở đó có tượng một con gà trống được làm bằng ximăng cao 3,2m, nặng khoảng 8 tấn, có đôi chân to khỏe đặc biệt với 9 chiếc móng sắc nhọn được đặt trên một mô đất cao 1,5m ở giữa làng. Điều thú vị là tượng con gà to lớn - được các nhà sưu tập liệt kê vào sách Những kỷ lục Việt Nam - này lại do kiến trúc sư Lữ Trúc Phương - tác giả của các công trình Hồ Rồng, Đường lên trăng... ở Đà Lạt thiết kế và xây dựng từ năm 1978.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Con gái tại đây muốn bắt được chồng thì phải biết dệt thổ cẩm

Ông kể, khi được chính quyền địa phương giao thiết kế và xây dựng một công trình cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc ở làng Darahoa, ông đã nghiên cứu và có ý tưởng là làm thế nào để vừa có thể xây dựng được một công trình công ích và vừa là một biểu tượng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc ngay dưới chân núi Voi hùng vĩ, nhiều huyền thoại và cũng là khu căn cứ cách mạng trước năm 1975.

Trên thực tế không chỉ ở làng Darahoa mà còn có rất nhiều nơi trên nước ta thì vẫn còn tiếp diễn những hủ tục hôn nhân vô cùng đáng sợ như bắt chồng bắt vợ... Khiến cho chúng ta nghĩ phía sau còn những hủ tục nên bỏ và thường xảy ra ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi
Ngôi làng nhỏ ấy còn được du khách trìu mến đặt cho cái tên gọi mới khá ấn tượng là làng gà Darahoa

Với bức tượng gà khổng lồ hay những câu chuyện dường như khiến cho làng gà Darahoa trở nên thu hút và hấp dẫn hơn đối với khách du lịch và có thể nói Việt Nam chúng ta có vô số làng nghề như vậy và đó phần nào cũng là nét đặc trưng văn hóa rất thú vị của đất nước chúng ta.

Quả thật, chuyện ở làng gà Darahoa chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng chính những điều đơn giản ấy đã tạo cho bản đồ du lịch Đà Lạt có thêm những điểm dừng chân khá hấp dẫn, độc đáo, thu hút nhiều du khách gần xa. Thế nhưng câu chuyện đằng sau bức tượng khổng lồ này là gì thì có lẽ không phải ai cũng biết, chúng ta hãy cùng đến đây và tìm hiểu nhé!

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất mang đậm chất sử thi

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !