Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'

Nhắc tới Sài Gòn người ta thường nghĩ tới một thành phố hiện đại, nhộn nhịp bậc nhất cả nước mà ít ai nhớ rằng Sài Gòn cũng mang nhiều dấu ấn lịch sử của riêng mình. Địa đạo Củ Chi chính là một minh chứng rõ ràng cho điều đó, có tới địa đạo Củ Chi mới thấu hiểu phần nào sự hào hùng của lịch sử Việt Nam.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi vùng đất được mệnh danh là Đất Thép Thành Đồng nơi đã ghi dấu những chiến tích hào hùng của dân tộc vì tinh thần quả cảm cũng như thể hiện sự trí tuệ của những con người Việt Nam chống giặc ngoại xâm, nơi được du khách trong và ngoài nước biết đến như huyền thoại từ lòng đất.

Ngày nay khi đất nước thái bình địa đạo Củ Chi là điểm du lịch mang tính lịch sử là điểm đến điểm tham quan du lịch thu hút hàng ngàn khách du lịch nội địa và quốc tế đến từ tất cả các nước trên thế giới đến đây tham quan mỗi ngày, với địa điểm tham quan là địa đạo Bến Đình và địa đạo Bến Dược.

Trước kia địa đạo ở Củ Chi là căn cứ kháng chiến, hệ thống phòng thủ kiên cố nằm sâu trong lòng đất của dân tộc ta trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Được mệnh danh là “Thành phố trong lòng đất” địa đạo Củ Chi không chỉ có hệ thống đường hầm như mê cung mà còn có rất nhiều phòng, bệnh xá, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc… với hệ thống thông hơi ra các bụi cây trong rừng.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'

Những địa điểm tham quan ở địa đạo Củ Chi

Đền tưởng niệm Bến Dược

Đây là công trình văn hóa lịch sử được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dành độc lập tự do cho dân tộc. Đền là một quần thể kiến trúc hài hòa với những họa tiết hoa văn mang đậm phong cách cổ truyền của dân tộc, đền có các hạng mục như Cổng Tam Quan, nhà văn bia với bài văn bia Đời Đời Ghi Nhớ của nhà thơ Viễn Phương được khắc trên bia đá năng 3,7 tấn, tháp 9 tầng thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai.

Đền chính mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam vừa tôn nghiêm vừa tĩnh mịch, trong điện thờ là tên tuổi của 44.752 liệt sĩ được khắc vào bia đá hoa cương chữ mạ vàng và khuôn viên cây cảnh. Ngày mỗi ngày hương hồn của các liệt sĩ chắc hẳn thật ấm áp và thanh thản khi chứng kiến biết bao dòng người đến dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ đến những người đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập tự do của dân tộc.

TVC giới thiệu địa đạo Củ Chi

Phía bên ngoài trên 3 mảng tường của đền du khách còn được chiêm ngưỡng 3 bức tranh hoành tráng về đề tại lịch sử và chiến tranh cách mạng được làm bằng chất liệu tranh ghép gốm rất công phu đã được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhân bức tranh gốm lớn nhất Việt Nam. Tại đây du khách được tham quan 9 không gian được xây dựng dưới đền với chủ đề nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định kiên cường bất khuất.

Khi đến với khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi thì chúng ta không thể không đến nới được biết đến với nhiều huyền thoại từ lòng đất với nhiều công trình độc đáo, đường hầm nằm sâu trong lòng đất nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện dài trên 250km, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu. Hệ thống địa đạo Củ Chi được xem là một nơi để thể hiện ý chí kiên cường, trí thông minh là niềm tự hào của người dân Củ Chi và thể hiện chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Đến tham quan địa đạo Củ Chi bạn được trải nghiệm thú vị nhiều trò chơi

Di tích Bến Đình từng là một căn cứ địa của huyện ủy Củ Chi, đến đây du khách sẽ được tận mắt chứng kiến hệ thống địa đạo chạy ngoằn nghèo dưới lòng đất, một kỳ quan được tạo nên bởi chính những người chiến sĩ cách mạng Việt nam. Quan sát vô số hầm chông bẫy địch hay hệ thống đường hầm địa đạo sâu 3 tầng dùng làm nơi hội họp, làm việc, bệnh viện, giã chiến, kho quân trang, quân dụng, nhà bếp, toàn cảnh về nếp sống, sinh hoạt thường ngày của của các chiến sĩ được tái hiện lại một cách chân thực nhất.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Địa đạo Củ Chi 

Di tích Bến Dược ngoài việc giới thiệu địa đạo nơi đây còn có điểm nhất đặc biệt là khu tái hiện vùng giải phóng với những kiến trúc nhà cửa, cuộc sống, sinh hoạt chiến đấu của quân và dân Củ Chi trong giai đoạn năm 1961 – 1972, đến với khu giải phóng tái hiện di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, du khách không chỉ hiểu thêm về một vùng đất đã chịu nhiều mất mát hy sinh trong chiến tranh mà còn thấm đậm tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của người dân Củ Chi, qua đó góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về trách nhiệm bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

Ngoài ra, đến đây bạn có thể tham quan 3 mô hình thu nhỏ đặc trưng của 3 miền Bắc, Trung, Nam, nơi đây thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó cùng giúp đỡ nhau chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Lưu giữ nhiều chiến tích lịch sử

Gắn liền với lịch sử của Thủ đô Hà Nội từ lâu Chùa Một Cột

Chính là một trong những biểu tượng của đất nước Thăng Long ngàn năm Văn Hiến, Chùa Một Cột đã được bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật ngày 18/04/1962, mô hình Chùa Một Cột thu nhỏ tại khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi có tỷ lệ 9/10 so với ngôi chùa ở Hà Nội và trở thành điểm nhấn xinh đẹp cho khu vực hồ mô phỏng biển Đông ở đây.

Điểm nhấn thứ 2 chính là Ngọ Môn Huế

Nơi đây ngày xưa thường diễn ra các lễ quan trọng nhất của triều Nguyễn. Ngọ Môn nằm trong quần thể di tích Cố Đô Huế đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993, được biết mô hình Ngọ Môn thu nhỏ tại khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi có tỷ lệ bằng ¼ công trình thật.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Mô phỏng Ngọ Môn Huế

Điểm nhấn thứ 3 là bảo tàng TP.HCM chi nhánh TP.HCM hay còn gọi là Bến Nhà Rồng

Nơi lưu giữ những kỷ niệm lịch sử về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mô hình thu nhỏ tại khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi có tỷ lệ bằng ¼ công trình thật.

Trạm cứu hộ động vật hoang dã (Cuchi wild life rescue station)

Trạm cứu hộ động vật hoang dã nằm giữa bến Dược và bến Đình, cách địa đạo Củ Chi khoảng 1km. Được thành lập từ năm 2006, đến nay bệnh viện động vật hoang dã lớn nhất khu vực phía Nam này đã cứu hộ được khoảng 3600 loài thú quý hiếm. Tại đây bạn không chỉ được thăm những loài động vật hoang dã quý hiếm mà còn được nghe nhân viên hướng dẫn kể chuyện về chúng.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Trạm cứu hộ động vật hoang dã

Hầm địa đạo Củ Chi

Đây chắc chắn là điểm tham quan chính trong hành trình của bạn rồi. Tới đây, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như ông cha ta thời chiến tranh, được tham quan, khám phá mọi ngõ ngách của hệ thống đường hầm dài 120 m với 2 tầng, được ăn những món ăn mà người dân địa phương từng ăn khi ở dưới địa đạo.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Hầm địa đạo Củ Chi

Khoai mì chấm muối vừng – Đặc sản của bếp Hoàng Cầm

Theo kinh nghiệm tham quan địa đạo Củ Chi được một số phượt thủ chia sẻ, điều thú vị nhất khi khám phá địa đạo Củ chi chính là bạn sẽ được ăn khoai, sắn và củ mài chấm muối vừng ở khu vực bếp Hoàng Cầm sau khi đi hết đường hầm.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Khoai mì chấm muối vừng

Khu tái hiện vùng chiến tranh

Cuộc sống trên mặt đất của người dân Củ Chi khi không phải chống giặc, đúng như tên gọi khu vực này chính là nơi để bạn được xem những “Thước phim” quay chậm về toàn bộ cuộc chiến tranh ở vùng đất thép này. Ngoài ra, trong khu này còn có những mô hình di tích và danh thắng nổi tiếng Việt Nam như bến Nhà Rồng, Hoàng Sa, Trường Sa, cầu Long Biên, chùa Một Cột, cầu Sài Gòn…

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Khu tái hiện vùng chiến tranh

Khu bắn súng

Để tham gia trải nghiệm này bạn sẽ phải mua và 3000 VND/viên đạn, tại đây bạn không chỉ được hướng dẫn cách tháo lắp súng, mà còn được thử tài bắn súng. Khu vực này thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm. Giá vé vào là 50.000 VND/người/60 phút.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Khu bắn súng

Khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông

Sau một thời gian ở dưới lòng đất, chắc hẳn bạn sẽ muốn đắm mình trong làn nước trong xanh, mát lạnh đúng không? Vậy thì hãy chịu khó đi bộ khoảng 15 phút để đến với khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông nhé, giá vé khoảng 20.000 VND/người.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông

Vườn trái cây Trung An

Miền Nam vốn nổi tiếng với miệt vườn trái cây, trong khu vực địa đạo cũng có một nơi như vậy là nơi để bạn lạc bước vườn cây trái rộng rãi, mát mẻ và thưởng thức các loại trái cây tương ngon như sầu riêng, chôm chôm, mận, mít…

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Vườn trái cây Trung An

Hướng dẫn cách di chuyển đến địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng “Đất thép” Củ Chi, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh khoảng 70 km, các bạn có thể đi xe máy, xe bus hoặc taxi đến đây:

Xe bus: Đây là phương tiện được đông đảo du khách lựa chọn để di chuyển đến địa đạo Củ Chi từ trung tâm Sài Gòn. Bạn có thể đón xe bus này ở trạm bus Bến Thành.

Xe bus Sài Gòn chỉ dừng khi bạn vẫy xe:

  • Đi địa đạo Bến Dược: Bạn đi xe bus số 13 (Bến Thành – Củ Chi) hoặc số 94 (Chợ Lớn – Củ Chi) để đến bến xe Củ Chi, rồi từ đây nhảy bus số 79 (Củ Chi – Dầu Tiếng) để đến địa đạo Bến Dược.
  • Đi địa đạo Bến Đình: Bạn đi bus 13 (Bến Thành – Củ Chi) hoặc số 94 (Chợ Lớn – Củ Chi) để đến bến xe đến bến xe An Sương, đi tiếp bus số 122 tới bến xe Tân Quy, rồi từ đây nhảy bus số 70 để đến địa đạo Bến Đình.
Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Bản đồ đến khu di tích địa đạo Củ Chi

Xe máy hoặc ô tô tự lái

Một số đoàn phượt thủ và đoàn khách đông thường chọn cách này để đến thăm quan và tìm hiểu địa đạo Củ Chi, chỉ cần đi theo hướng cầu vượt An Sương – Quốc lộ 22 là được. Tuy nhiên đường đi rất xa và phức tạp, nếu lần đầu đến đây thì không nên chọn phương án này, hoặc nếu chọn thì nên có người thông thuộc đường xá dẫn đường.

Theo kinh nghiêm tham quan địa đạo Củ Chi thì xe bus vẫn là phương tiện thuận lợi và tiết kiệm nhất. Nhưng phương án này có một nhược điểm là bạn sẽ bỏ lỡ Trạm cứu hộ động vật hoang dã và nhiều cảnh đẹp cùng trải nghiệm thú vị trên đường đi.

Nơi lưu trú ở địa đạo Củ Chi

Đa số khách du lịch chỉ dành 1 ngày để tham quan địa đạo Củ Chi, nhưng nếu bạn muốn nghỉ lại qua đêm thì vẫn có nhà nghỉ phục vụ bạn, giá phòng dao động từ 150.000 – 300.000 VND/phòng/đêm với đầy đủ tiện nghi. Theo kinh nghiêm tham quan địa đạo Củ Chi thì đây là giá phòng tương đối hợp lý trong khu du lịch.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Nơi lưu trú ở địa đạo Củ Chi

Đến với khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, ngoài việc tham quan tìm hiểm về lịch sử kháng chiến hào hùng, du khách còn được trải nghiệm nhiều trò chơi thú vị, cùng sát cách bên đồng đội trải nghiệm bắn súng sơn đầy thú vị hòa mình vào khu trò chơi trên nước, với các hoạt động thể thao bổ ích như đạp xe đôi, bong bóng nước... rất thích hợp cho các hoạt động đội nhóm, team building. Đặc biệt, khu vực bắn súng thể thao với hai trường bắn tại Bến Đình và Bến Dược là môn thể thao cảm giác mạnh được rất nhiều du khách tham gia, một trải nghiệm đầy mới mẻ dành cho khách du lịch đến đây.

Ẩm thực cũng là điểm nhấn níu chân du khách khi đến thăm di tích lịch sử địa đạo Củ Chi với 2 nhà hàng tại khu vực Bến Đình và Bến Dược, thực đơn phong phú gồm nhiều món ăn dân dã truyền thống của người Việt Nam. Không gian rộng thoáng, thắng cảnh non nước thiên nhiên hữu tình là điểm dừng chân lý tưởng của các đoàn khách du lịch gần xa.

Địa điểm ăn uống ngon ở địa đạo Củ Chi

Trên đường đến địa đạo Củ Chi có rất nhiều quán ăn ngon, tuy nhiên nếu đi bằng xe bus bạn sẽ khó lòng thưởng thức được.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Bò tơ Xuân Đào

Bò tơ Xuân Đào

Đây là một trong những đặc sản của Sài Gòn, thịt bò mềm, được tẩm ướp gia vị kỹ càng và nướng trên bếp than nên rất thơm ngon và độc đáo, hương vị không hề giống với bất kỳ món thịt bò nào bạn đã từng ăn. Quán nằm cách cầu vượt An Sương khoảng vài trăm mét, rất rộng rãi và có không gian thoáng đãng.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Bún giò heo Minh Quý

Bún giò heo Minh Quý

Đây là một quán ăn lâu đời ở Sài Gòn, từ cầu vượt An Sương đi thêm 7km rồi rẽ phải là sẽ đến quán bún giò heo Minh Quý. Quán rất đông khách và chỉ bán đến 9h là đóng cửa. Vì vậy, nếu muốn thưởng thức món ăn này bạn phải đến từ rất sớm.

Chè Hóc Môn: Khi đi qua thị trấn Hóc Môn, đừng quên ghé quán Cánh Đồng Hoang để thưởng thức món chè đặc sản của miền đất này nhé.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Chè Hóc Môn

Sầu riêng

  • Nước mía sầu riêng: Thức uống giải khát phiên bản đặc biệt này chỉ có ở quán Vườn Cau, cách cầu vượt An Sương về phía bên tay phải khoảng 3km mà thôi. Nhớ gọi thêm đĩa củ khoai mì hấp cốt dừa để ăn cùng nhé.
  • Sắn hấp, khoai lang nướng và bánh đa: Đặc sản của địa đạo Củ Chi, sau một hồi khám phá địa đạo, bạn có thể vào ghé bếp Hoàng Cầm và thưởng thức những món ăn nóng hổi này.
Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Nước mía sầu riêng

Mua gì làm quà khi đến Củ Chi?

Sau bất kỳ chuyến du lịch, tham quan nào bạn cũng muốn mua một món quà lưu niệm phải không? Tại khu bán hàng lưu niệm trong khu vực địa đạo bạn sẽ tìm được một vài mòn đồ được làm từ vỏ đạn như bật lửa, bút, đèn… hoặc các sản phẩm mây tre đan thủ công để làm quà đó.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'
Qùa lưu niệm khi đến địa đảo Củ Chi

Trên đây là một số kinh nghiệm tham quan địa đạo Củ Chi bổ ích, hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có một hành trình thuận lợi và khám phá “Thành phố dưới lòng đất” Củ Chi trọn vẹn nhất!

Đi vòng quanh khu du lịch địa đạo Củ Chi cũng là một trải nghiệm đáng nhớ, ở đây không khí trong lành, không ồn ào như nội thành Sài Gòn, đem lại cho bất kì ai tới đây một cảm giác thư thái.

Nằm trong top 7 địa điểm du lịch kỳ lạ ở Đông Nam Á và trong 6 công trình nhân tạo của thế giới, mỗi năm địa đạo Củ Chi đón một lượng lớn khách du lịch đặc biệt là các đoàn khách quốc tế đến tham quan tìm hiểu về cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ nhưng đầy vẻ vang của quân dân Củ Chi nói riêng và của toàn dân tộc Việt Nam nói chung.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Được mệnh danh 'Thành phố trong lòng đất'

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !