Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản Xứ Quảng
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản Xứ Quảng

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản Xứ Quảng

Rời trung tâm thành phố Đà Nẵng đi khoảng 7km về phía Nam, chúng tôi bắt đầu cảm nhận được sự thanh bình của một làng quê ven đô, ở đó dòng sông Cẩm Lệ với con nước dịu dàng như chiếc nôi ru vẫn miệt mài trôi chảy, còn bên sông những người dân vẫn cần mẫn sớm trưa với công việc đồng áng. Tất cả đã trở thành hình bóng thiêng liêng và thân thuộc của quê hương.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng

Người ta thường bảo rằng cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam. Việc hình thành các làng nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc non nhàn và trên mảnh đất này đã có một làng nghề được hình thành như thế, bắt nguồn từ sản vật vùng quê đến ra đời những chiếc bánh khô mè. Dù trải qua bao thăng trầm nhưng những người dân ở làng Cẩm Lệ vẫn giữ nếp nghề truyền thống ấy, mỗi ngày những gói bánh khô mè thơm giòn vẫn được chuyển đi khắp mọi miền.

Như bao loại bánh truyền thống khác như bánh khô, bánh tổ, bánh tét, bánh đa, bánh khô mè được chế biến từ nguyên liệu của bột gạo, nếp, mè, đường. Theo người làm nghề bánh làng Cẩm Lệ kể rằng bánh khô mè còn có người anh em song sinh là bánh khổ, hai loại bánh có tên chung là bánh khô khổ hay còn gọi là bánh bảy lửa, chất liệu nền đều giống nhau là bột gạo, chỉ khác chiếc áo bên ngoài, khô nổ được áo với bột nếp, khô mè phủ quanh là mè.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè thơm ngon

Một đặc điểm khá đặc biệt của bánh khô mè Cẩm Lệ bánh chỉ giữ được hương vị nguyên sơ khi làm bằng thủ công, ngày nay một vài công đoạn như giã gạo thay bằng xay, hấp bột bằng củi thay bằng ga nhưng các công đoạn nướng bánh phải hoàn toàn dùng bằng than hoa, nếu thay bằng sấy điện sấy bằng than đá hoặc các loại chất đốt khác bánh đều không đạt yêu cầu. Do đó các cơ sở làm bánh phải tuân theo các quy trình làm bánh thủ công.

Đã từ lâu tấm bánh quà quê bên dòng sông Cẩm Lệ đã trở thành hương vị khó quên đối với nhiều người dân ngang qua vùng đất này. Bánh khô mè giòn xốp ngọt ngào, giản dị mà thấm đẫm khúc tâm tình nguồn cội của những người dân xứ Quảng.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản Xứ Quảng

Nguồn gốc của chiếc bánh khô mè Cẩm Lệ

Ngược dòng ký ức của làng nghề chúng tôi đã biết được câu chuyện đằng sau chiếc bánh khô mè nổi tiếng. Những phụ nữ trong nghề kể lại rằng bánh bảy lửa ngày xưa do một phụ nữ gia đình họ Huỳnh ở làng Thị An, xã Hòa Lân, huyện Quảng Đà xưa kia nay là làng Thị An, phường Hóa Qúy, quận Ngũ Hành Sơn chế tác mà thành.

Chúng tôi đã được nghe một hậu duệ của người phụ nữ ấy kể lại đó là bà Liễu tên thật là Huỳnh Thị Liễu, bà năm nay đã gần 70 tuổi và bây giờ nói đến bánh khô mè Cẩm Lệ người ta nghĩ ngay đến bánh khô mè bà Liễu với trọng trách của người kế nghiệp bà đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết hơn 20 năm cải tiến khâu chế biến, đóng gói, tiếp thị truyền bá khắp cả nước và ra nước ngoài bà không ngừng nâng cao chất lượng chiếc bánh nhãn hiệu bánh khô mè bà Liễu trên thương trường.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè Cẩm Lệ làm bằng thủ công

Giờ đây câu chuyện về bà Liễu cũng như hương vị thơm ngon của những chiếc bánh khô mè đã nổi tiếng khắp nơi. Những người đầu tiên làm ra chiếc bánh giờ đã không còn nữa nhưng nghề làm bánh truyền thống vẫn đang được con cháu và người dân Cẩm Lệ tiếp nối với những thương hiệu nổi tiếng.

Quy trình làm bánh khô mè

Bánh khô mè được làm từ gạo, được phủ lớp đường và sau đó là lớp mè vàng thơm béo ngậy... Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng chiếc bánh khô mè có sức lôi cuốn kì lạ. Điều đặc biệt ở làng bánh khô mè là phương pháp làm bằng thủ công, bởi chỉ có chính tay người làm ra, mới biết độ tới của chiếc bánh khô mè, để bánh ngon đúng điệu.

Không chút giấu nghề, bạn có thể vào bất cứ lò bánh nào của làng để chứng kiến từng công đoạn làm ra chiếc bánh khô mè thơm thảo. Bắt đầu từ việc lựa chọn loại gạo quê thật ngon, vo đãi sạch sẽ rồi xay nhuyễn, sau đó dùng khuôn đóng bột gạo thành những chiếc bánh vuông vức rồi mang đi hấp chín. Bánh gạo vừa chín tới, lập tức mang ra xếp lên lò nướng cho những chiếc bánh săn lại, khô ráo hoàn toàn, giòn tan.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè Cẩm Lệ giòn tan

Kế đó là thắng đường, đường vàng thắng kéo tơ thì nhắc xuống, cho gừng giã nhuyễn vào, để nồi nóng ấm thường xuyên. Dùng đũa nhúng chiếc bánh gạo đã nướng vào nồi đường kéo tơ bám quanh chiếc bánh rồi nhanh tay lấy ra.

Công đoạn hoàn thiện chiếc bánh là lúc cho chiếc bánh đã nhúng đường vào thau mè rang, áo cho chiếc bánh bám kín mè. Khi ấy, chiếc bánh đã là thành phẩm, nhưng cần phải để thật nguội mới đóng gói nếu không muốn bánh mất đi độ giòn tan.

Vị ngọt xứ Quảng

Mỗi làng nghề cổ truyền đều có những nét đẹp cổ truyền riêng biệt, Cẩm Lệ cũng vậy. Bên cạnh sự thanh bình của làng quê ven đô, Cẩm Lệ còn gây ấn tượng bởi những cánh đồng mía ven bờ sông. Đây cũng là nguồn nguyên liệu để làm đường non cho món bánh khô mè Cẩm Lệ.

TVC giới thiệu bánh khô mè Cẩm Lệ

Bắt nguồn từ một món ăn ngày lễ Tết của những người dân nghèo hồi xưa, đến nay bánh khô mè đã phát triển thành một đặc sản của người Quảng. Bánh được sản xuất quanh năm ở một số vùng thuộc Quảng Nam, Đà Nẵng. Song nổi tiếng hơn cả vẫn là bánh khô mè Cẩm Lệ.

Với 6 lò bánh trong làng, người dân ở đây đã và đang phát triển thương hiệu của mình vững chắc với thị trường trong và ngoài nước. Khởi điểm từ việc bà Liễu, một phụ nữ chân quê ở đầu cầu Cẩm Lệ, đã tích cực cải tiến hình thức bao bì để nâng cao thế mạnh cạnh tranh, đồng thời bà cũng nỗ lực quảng bá loại bánh dân dã cổ truyền này khắp vào Nam ra Bắc.

Với đặc trưng ấn tượng và sự nỗ lực của bà Liễu cùng nhiều người dân trong làng, bánh khô mè Cẩm Lệ đã được rất nhiều người biết đến và yêu thích. Nhãn hiệu bánh khô mè "Bà Liễu" được khá nhiều người ưa chuộng trên thị trường.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè Cẩm Lệ được nướng bằng than củi

Giống như rất nhiều loại bánh truyền thống của Việt Nam như bánh tét, bánh đa, bánh tố... bánh khô mè cũng được chế biến từ bột gạo - nếp. Bánh khô của xứ Quảng có hai loại: Khô nổ và khô mè. Chất liệu nền của hai loại này đều giống nhau: bột gạo nếp, chỉ khác lớp phủ bên ngoài.

Bánh khô nổ được bao bọc bởi bột nếp, còn bánh khô mè phủ quanh là mè, thoạt trông giống như mè xửng xứ Huế. Theo những người làm nghề lâu năm, bánh khô mè là một bước cải tiến của bánh khô nổ để phù hợp khẩu vị của người dân các vùng Nam Bắc.

Hương thơm níu giữ du khách

Ngoài bột gạo nếp, nguyên liệu làm bánh khô mè còn có thêm đường non, mè, bột quế Trà My và gừng tươi ép lấy nước để tăng thêm vị thơm ngon. Mặc dù thành phần rất đơn giản nhưng để có được tấm bánh khô mè ngon, bổ và đúng "Du" đất Quảng, người làm bánh cũng phải mất rất nhiều công sức tỉ mỉ và khâu chế biến phức tạp.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè hương vị níu giữ du khách

Bánh khô xứ Quảng còn có tên là "Bánh bảy lửa" bởi giai đoạn chưng cất chuyển từ hạt gạo nếp thành khuôn bánh bếp lò, từ lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ bánh giòn và xốp.

Theo lời kể của những lão nông xứ này, bánh khô ban đầu là những hạt lúa nếp rang lên, được sảy vỏ, giã nát trộn với đường, người ta xúc ăn bằng lá mít. Song cách ăn đó dễ bị sặc khi nói chuyện, nên người ta làm khuôn vuông, rây thêm bột cho bánh. Rồi về sau, để tăng thêm vị ngọt, người dân Cẩm Lệ ép mía ở ven sông lấy nước đường non cho vào bánh, rồi rắc mè lên chung quanh.

Bánh khô mè ra đời với vị ngọt thanh từ đường mía và vị béo bùi của mè rang. Bánh ngon đạt yêu cầu thì bên trong ruột phải xốp giòn, bên ngoài hơi dẻo, mè rang vàng đều mà không cháy, vừa chín để thơm hương.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bản đồ đến với Cẩm Lệ

Sau khi được đầu tư cải tiến mẫu mã, gói bánh trở nên rất vừa tay, miếng bánh vuông nhỏ vừa ăn, màu sắc hấp dẫn thực khách với màu trắng ngà của mè rang, màu vàng mơ của đường thắng, mùi của hương quế Trà My và gừng thơm rất hấp dẫn.

Cắn nhẹ miếng bánh là nghe âm thanh xốp giòn tan trong miệng. Và ngay lập tức cảm nhận được cả mùi và vị của tấm bánh quà quê với vị ngọt rất đặc trưng của mía non. Thêm một chén nước trà thì còn gì thích bằng?

Bên cạnh đó, những thành phần trong nguyên liệu cũng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cơ bản như bột, chất béo, đường và các chất muối khoáng, vitamin, đều có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể ăn lót dạ bất cứ lúc nào. Những yếu tố đó đã khiến bánh khô mè trở thành một đặc sản xứ Quảng mà những ai đã thử qua một lần đều muốn mua về làm quà cho bạn bè thân quý gần xa.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè - Đặc sản của vùng đất Quảng Nam

Bánh khô mè có từ lâu và đã trở thành đặc sản của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng bánh khô mè sản xuất tại quận Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả.

Bánh khô mè được làm từ bột gạo, nếp, mè, đường, gừng tươi giã nát, bột quế để tạo mùi thơm, gạo phải loại gạo ngon, nếp hương, ngâm qua nước một giờ đồng hồ cho gạo và nếp mềm, sau đó vo sạch, vớt ra để thật ráo rồi cho vào cối xay thành bột mịn. Đem tẩm bột với nước cho vừa ướt tạo độ ẩm, để khi đổ bột vào khuôn bánh có độ kết dính.

Để làm được một chiếc bánh khô mè phải trải qua rất nhiều công đoạn, bánh khô mè còn có tên gọi là bánh bảy lửa, vì khâu chế biến phải trải qua ngọn lửa 7 lần, còn ngày nay công đoạn đã được cải tiến đơn giản hơn.

Một chiếc bánh khô mè đạt yêu cầu phải là chiếc bánh có độ xốp, giòn, có vị ngọt thanh của đường, vị bùi béo của mè và chút cay cay của vị gừng quê và vị thơm nồng của quế Trà My. Khi bẻ đôi chiếc bánh, sẽ nhìn thấy những đường tơ vàng óng ánh do đường kéo ra mà thành.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè Cẩm Lệ - Món quà ý nghĩa

Đối với Quảng Nam – Đà Nẵng, bánh khô mè là sản phẩm không thể thiếu được ở mỗi gia đình, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán, hiếu hỷ, nhất là vào những ngày giỗ kỵ ông bà, tổ tiên.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản Xứ Quảng

Ngày nay, nghề làm bánh khô mè truyền thống vẫn đang được con cháu và người dân Cẩm Lệ tiếp nối với những thương hiệu nổi tiếng. Từ một sản phẩm làng quê, bánh khô mè đã có tên tuổi trên thị trường được đăng ký quyền sở hữu và đã có mặt ở nhiều địa phương, nhiều vùng quê trên cả nước và theo tay Việt kiều làm món quà quê sang xứ người.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè Bà Liễu thương hiệu nổi tiếng

Bánh khô mè đã trở thành một sản phẩm đẹp góp phần làm đa dạng nét ẩm thực dân gian tinh tế mà sâu sắc của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng và hơn thế những chiếc bánh nhỏ ấy còn giữ lửa cho một làng nghề mãi mãi lưu truyền. Đến bây giờ bánh khô mè Cẩm Lệ đã nổi tiếng khắp nơi, đặc biệt bánh khô mè được bày bán khắp các cửa hàng bánh kẹo trong thành phố Đà Nẵng.

Cắn nhẹ miếng bánh là nghe âm thanh giòn tan trong miệng và ngay lập tức cảm nhận được cả mùi và vị thân quen mộc mạc của tấm bánh quà quê. Qua bao thay đổi của cuộc sống, của nền kinh tế thị trường bánh khô mè vẫn giòn ngọt thơm hương vị như thửa ban đầu.

Bánh khô mè là đặc sản của vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng nhưng có lẽ bánh khô mè sản xuất tại làng Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả. Đến bây giờ làng có 6 lò làm bánh khô mè giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động là phụ nữ. Nghề làm bánh khô mè đòi hỏi sự tỷ mẫn, khéo léo vì thế nó thích hợp với đức tính chịu thương chịu khó của phụ nữ ở thôn quê.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Đặc sản nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến với Đà Nẵng

Nếu như trước đây bánh khô mè ở Cẩm Lệ thường được chế biến và sản xuất vào các dịp lễ Tết thì hiện nay bánh được sản xuất quanh năm và không chỉ người dân Quảng Nam, Đà Nẵng mà những người ở nơi khác cũng biết tiếng và thích thưởng thức loại bánh này. Mỗi ngày những hộp bánh khô mè Cẩm Lệ thơm ngon như thế này đều được chuyển đi khắp mọi miền đất nước và cả sang cả những nước khác như một món quà quê ý nghĩa thấm đẫm tình chân chất của người dân Quảng Nam, Đà Nẵng và  thương hiệu bánh khô mè Cẩm Lệ cũng bắt đầu được xây dựng và lan tỏa từ đây.

Từ một sản phẩm làng quê bánh khô mè đã có tên tuổi trên thị trường được đăng ký quyền sở hữu và đã có mặt ở nhiều địa phương, nhiều vùng quê trên cả nước và theo tay Việt Kiều làm món quà quê sang xứ người.Bánh khô mè đã trở thành một sản phẩm đẹp góp phần làm đa dạng nền ẩm thực dân gian tinh tế mà sâu sắc của Xứ Quảng và hơn thế chiếc bánh nhỏ ấy còn giữ lửa cho một làng nghề mãi lưu truyền.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng
Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đậm đà hồn quê chân chất

Đến bây giờ bánh khô mè Cẩm Lệ đã nổi tiếng khắp mọi nơi vào tháng 10 năm 2012 bánh khô mè Cẩm Lệ đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận và lọt vào top 10 đặc sản bánh quà tặng nổi tiếng Việt Nam. Đến bây giờ hầu hết các cửa hàng bánh kẹo trong thành phố đều có bày bán bánh khô mè nhưng nếu muốn xem cách làm bánh và mua về làm quà thì các bạn hãy đến đây để có những trải nghiệm thú vị nhé!

Đến tham quan du lịch Đà Nẵng, ghé đến Cẩm Bắc, thử những chiếc bánh mè ở chính Làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ và nhâm nhi một chút nước trà xanh, có lẽ bất cứ du khách nào cũng thỏa lòng khi khám phá cảm nhận được cái hồn quê chân chất. Những món bánh giản dị như bánh khô mè Cẩm Lệ không chỉ làm thêm đậm cái tình của con người với quê hương, mà còn làm cho người ta thêm yêu thêm quý những điều giản dị vẫn còn đang tồn tại đâu đó chung quanh mình.

Bánh khô mè Cẩm Lệ - Đặc sản xứ Quảng

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !