Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế

Là bán đảo nhỏ do dãy núi rồng vươn dài ra biển tới 5km với hàng chục mỏm đồi cao thấp khác nhau, Đồ Sơn là một trong những khu du lịch có bãi biển khá đẹp của miền Bắc có sự kết hợp giữa một bên là núi non với hàng ngàn cây phi lao thông cọ và một bên là biển cả mênh mông tạo nên một phong cảnh non nước hữu tình đặc biệt, đây là bãi tắm lý tưởng thu hút du khách.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế

Cảnh đẹp của Đồ Sơn đã thu hút hàng vạn khách du lịch tới tham quan nghỉ dưỡng hàng năm, nhưng ít người biết rằng trên đỉnh núi Long Sơn thuộc phường Ngọc Xuyên. Đây là ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn chạy dọc bán đảo Đồ Sơn có một di tích lịch sử với cả nghìn năm tuổi đó là Tháp Tường Long.

Với người Đồ Sơn Tháp Tường Long đã trở nên rất đỗi quen thuộc bởi tháp nằm trong cụm di tích chùa Tháp Tường Long từ lâu được nhiều người biết đến như một địa chỉ tâm linh tin cậy, đặc biệt những chuyến du xuân đầu năm.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế

Tổng quan Tháp Tường Long

Công trình đi vào hoạt động không những góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị lịch sử của văn hóa dân tộc, phục vụ du lịch sinh thái văn hóa tâm linh mà còn giúp nghiên cứu thêm các giá trị của Tháp Tường Long trong quá trình xây dựng và phát triển. Đây là di tích khảo cổ học được xếp hạng cấp quốc gia và là một trong những quần thể kiến trúc Phật giáo lớn nhất vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm trong tuyến du lịch trọng điểm quốc gia Đồ Sơn, Cát Bà, Vịnh Hạ Long.

Từ trên đỉnh núi Ngọc du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp sơn thủy hữu tình từ trên cao v ới nhiều góc nhìn khác nhau, thấy biển với những con tàu ra khơi, toàn cảnh Đồ Sơn cùng làng mạc ruộng đồng xanh tươi bát ngát khiến cho những ai có dịp tới thăm chiêm bái khung cảnh Tháp Tường Long sẽ có cảm giác rất riêng và thú vị.

TVC giới thiệu Tháp Tường Long - Hải Phòng

Đến tham quan Tháp Tường Long du khách không chỉ được tận hưởng không gian trong lành khoáng đạt và cảm nhận được cả vị mằn mặn từ những làn gió biển thổi vào mà còn được lắng nghe những câu chuyện lịch sử về địa danh này và những câu chuyện đẹp về Tháp Tường Long vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay được thế hệ trẻ kể lại cho nhau nghe như một niềm vinh dự và tự hào về mảnh đất Đồ Sơn trong quá trình xây dựng và phát triển. Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử Tháp Tường Long nhé!

Lịch sử Tháp Tường Long

Theo sách Đại Việt sử lược năm Mậu Tuất 1058 Vua Lý Thánh Tông kinh lý qua vùng biển Ba Lộ dừng chân tại nơi này cho người xây Tháp, Vua nằm mộng thấy Rồng Vàng hiện lên nên ban tên Tường Long nghĩa là thấy Rồng Vàng hiện lên để ghi nhớ điềm lành.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Tháp Tường Long - Điểm thu hút du khách về chiêm bái ngắm cảnh

Ngoài ra, trong vùng còn lưu truyền truyền thuyết xưa kia vùng cửa biển Đồ Sơn là một trong những cái nôi tiếp nhận Phật giáo. Tháp được dựng lên để thờ Phật Tháp thời gian và chiến tranh tàn phá ngọn Tháp xưa chỉ còn phế tích.

Theo nguyện vọng của người dân địa phương quận Đồ Sơn phối hợp với Hội Phật giáo Việt Nam thành phố khởi công xây dựng cụm chùa Tháp Tường Long trên diện tích khoảng 2.000 m2 với các hạng mục tòa Tháp 9 tầng bên trong là pho tương A Di Đà tọa trên tòa sen bằng đá.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Tháp Tường Long nhìn từ trên cao

Chùa Tháp có Tam Quan Ngoại được thiết kế theo lối kiến trúc mở với 4 trị cổng bằng đá được chạm hoa văn tinh xảo. Tam Quan Nội và tường lan can có 3 cửa chính và khung cửa bằng gỗ lim hài hòa cùng Tam Bảo và Tiền Đường gồm 5 gian, 20 pho tượng đồng nặng hơn 20 tấn được đặt trong nhà Tam Bảo.

Đặc điểm kiến trúc của Tháp

Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tuợng A Di Đà, công trình đuợc xây bằng gạch và đá có kích thuớc khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh, cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Ngôi Tháp Rồng

Khi xưa, có thể nơi đây còn là một đài quan sát nằm trong hệ thống "Truyền đăng". Mỗi khi có biến, các trạm quan sát ven biển liền đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành.

Tháp hình vuông, mỗi chiều của móng tháp đo được 7,95m, bề dày của tường xung quanh lòng tháp là 2,50m, móng tháp xây giật 3 cấp nay chỉ còn lại 2 cấp, phần giật cấp của mỗi nền vào là 25cm. Lòng tháp cũng hình vuông, rỗng có diện tích khoảng 9m2, nơi đặt pho tượng đá Adiđà.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Chuông trong chùa Tháp Tường Long

Có nhiều loại gạch xây tháp:

  • Loại dài 23cm, rộng 20cm, dầy 5cm
  • Loại dài 55cm, rộng 20cm, dầy 5cm
  • Loại dài 40cm, rộng 20cm, dầy 5cm

Ngoài ra còn một loại gạch xây có một góc hơi nhọn và dầy hơn các góc kia. Chắc hẳn các loại gạch này dùng để xây các góc tháp làm cho các góc đều nghiêng vào tâm (khoảng 190). Bên cạnh gạch để xây cốt lõi tháp còn có gạch trang trí ốp bên ngoài tháp.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Tháp Tường Long - Ngọn Tháp thời Lý

Đề tài trang trí ở tháp Tường Long là hoa lá, rồng phượng... Gạch trang trí hoa lá chủ yếu là hoa sen, rồi đến gạch in hoa tranh 4 cánh, hoa cúc, hoa dây, mây quyện; hình rồng được thể hiện gọn gàng trong một chiếc lá đề; hình chim phượng có chỗ được thể hiện như ở hình rồng nhưng có chỗ được thể hiện sinh động hơn. ở những viên gạch chạm chim phượng được chạm cả hai mặt, có chỗ khoét thủng, khoét sâu, có chỗ được chạm như một bức tranh sinh động...

Vật liệu xây dựng tháp, ngoài gạch còn có đá, nhất là ở phần chân móng tháp. Trên nền tháp còn có một số hiện vật đá, đấy là dấu vết của các vật được thờ. Cuộc khai quật đã tìm thấy một bệ tượng hình bát giác chạm rồng, bệ được làm bằng đá xanh đã mất 4 cạnh, chỉ còn lại 4 cạnh. Tám cạnh được bố trí xen kẽ 1 cạnh dài, 1 cạnh ngắn, trên mỗi cạnh có 4 hàng trang trí, các cạnh dài trang trí rồng mình trơn từng đôi một chầu vào 1 lá đề. Các cạnh ngắn, rồng được thể hiện nối đuôi nhau, bệ tạo thành hai cấp, mỗi cấp dài khoảng 12cm giống bệ tượng A Di Đà chùa Phật Tích (Bắc Ninh).

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Khung cảnh nhìn từ Tháp Tường Long

Kiến trúc trong chùa Tháp Tường Long

Song chính vì giá trị kiến trúc, hội họa, lịch sử của ngôi tháp mà nó được đời này truyền sang đời khác, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau đến với chúng ta ngày nay. Chùa hiện còn giữ mấy mảnh chạm khắc trên đá, trên gạch của ngôi tháp cổ. Phía sau chùa, ngành Văn hóa và thông tin đã phát hiện nền tháp Tường Long và cho xây khu bảo tồn hiện vật lịch sử. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Đặc biệt, chuông chùa nặng 1 tấn mô phỏng chuông chùa Vân Bản của Đồ Sơn được đúc trực tiếp trên đỉnh núi Ngọc từ nguồn xã hội hóa. Cạnh Tháp Tường Long là nhà che bia, che hố khảo cổ hai tầng nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị với các chi tiết nguyên liệu hóa văn làm từ gỗ, đá, gạch thời lý.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Nhà che bia, che hố khảo cổ

Qua những di vật còn lại thì thấy rằng tháp Tường Long được xây cùng thời với tháp Báo Thiên ở kinh thành Thăng Long (nay là khu vực Nhà hát lớn Hà Nội). Theo "Đại Nam nhất thống chí", tháp cũ Đồ sơn cao 100 thước, dựng trên một khu đất rộng 1000m2, có 9 tầng, cửa mở ra hướng tây.

Một thước ta dài 0,45m, như vậy tháp cao khoảng 0,45m, lại đặt trên ngọn núi cách mặt biển 100m nên ngọn tháp này thuộc loại cao nhất so với các tháp ở Việt Nam thời bấy giờ. Tháp Tường Long nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương. Điều này chứng tỏ tháp Tường Long xưa vô cùng qui mô, bề thế.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Tháp qua thời gian thăng trầm đầy biến cố

Năm 1998, ban quản lý các công trình văn hóa thành phố Hải Phòng lại tổ chức khai quật tháp để hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị công nhận tháp Tường Long là di tích lịch sử văn hóa. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa được phê duyệt. Những viên gạch xây tháp vứt ngổn ngang một số được lấy để xây hầm pháo. Một hào giao thông chạy cắt ngang chân tháp. Năm 1990, người dân Đồ Sơn đã tự ý xây dựng một ngôi chùa ngay trên nền tháp. Đây là điều sẽ gây khó khăn cho việc tôn tạo di tích sau này.

Từ vị trí tháp Tường Long có thể thấy biển với những con tàu ra khơi vào lộng, thấy thị xã Đồ Sơn cùng làng mạc, đồng ruộng xanh tươi, lại hiểu người xưa sao khéo chọn địa điểm xây tháp: Mong sao tháp Tường Long sớm được xếp hạng, bảo tồn, tôn tạo để du khách có dịp chiêm ngưỡng một công trình giá trị nhiều mặt về kiến trúc, điêu khắc tôn giáo và văn hóa của thế kỷ XI.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Điêu khác đá trong chùa Tháp Tường Long

Khi du khách đến Đồ Sơn ghé qua tháp Tường Long không thế nào quên được hình ảnh ngôi chàu tháp uy nghi tráng lệ và được xem như là ngọn tháp “Rồng vàng hạ thê”.

Chùa Tường Long ở đâu?

Chùa Tường Long tọa lạc trên núi Ngọc Sơn, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa Tường Long là một công trình kiến trúc nghệ thuật lớn ở thời Lý thế kỷ XI với chiều cao khá đồ sộ, gần 40m, ở vùng đông bắc đất nước ta.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Đường vào Tháp Tường Long

Tháp Tường Long còn là một công trình kiến trúc về tôn giáo làm thỏa mãn tâm linh của người dân Đại Việt thời thịnh vượng. Nhà nước phong kiến ở thế kỷ XI không chỉ quan tâm đến quyền lợi văn hóa, vật chất cho dân mà còn lo cho cả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của họ. Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Tháp Tường Long để có thể tìm đến chốn thanh tịnh xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan một cuộc sống và khám phá những nét đẹp văn hóa truyền thồng nơi đây.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế
Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng lung linh về đêm

Với diện mạo bề thế quy mô như hiện nay di tích lịch sử Tháp Tường Long đang trở thành điểm thu hút du khách và một trong những điểm tuyến du lịch tâm linh hấp dẫn của thành phố và cả nước. Tháp Tường Long đã trở thành điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua nếu du khách có dịp về với Đồ Sơn. Hiện nay quận Đồ Sơn đã và đang khai thác toàn diện tiềm năng lợi thế để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch vươn lên xứng tầm khu du lịch quốc tế trong tuyến du lịch liên vùng Đồ Sơn – Cát Bà – Hạ Long.

Chùa Tháp Tường Long, Hải Phòng - Ngọn tháp rồng vàng hạ thế

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !